|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quyền chọn giới hạn (Capped Option) là gì? Các chiến lược tương tự Quyền chọn giới hạn

13:57 | 18/02/2020
Chia sẻ
Quyền chọn giới hạn (tiếng Anh: Capped Option) là quyền chọn có giới hạn hay qui định lợi nhuận tối đa mà chủ sở hữu quyền có thể có được.
Quyền chọn giới hạn (Capped Option) là gì? Các chiến lược tương tự Quyền chọn giới hạn - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Iqoptionwiki.com

Quyền chọn giới hạn

Khái niệm

Quyền chọn giới hạn trong tiếng Anh là Capped Option.

Một quyền chọn giới hạn là quyền chọn có giới hạn hay qui định lợi nhuận tối đa mà chủ sở hữu quyền có thể có được. Khi tài sản cơ sở có giá đóng cửa ở một mức giá xác định hoặc hơn, quyền chọn này sẽ tự động thực hiện. 

Đối với các quyền chọn mua giới hạn, các quyền chọn được thực hiện khi tài sản cơ sở đóng cửa ở hoặc trên mức giá được xác định trước. 

Tương tự, các quyền chọn bán giới hạn sẽ được thực hiện khi tài sản cơ sở đóng cửa ở hoặc dưới mức giá được xác định trước. 

Đặc điểm Quyền chọn giới hạn 

Quyền chọn giới hạn là một loại công cụ phái sinh cung cấp giới hạn trên và dưới cho các thu nhập có thể có. Mức chênh lệch giữa giá thực hiện quyền và giới hạn được đặt ra được gọi là khoảng giới hạn (Cap interval).

Việc hạn chế này dù giới hạn lợi nhuận tiềm năng cho chủ sở hữu quyền, nó cũng đi kèm với việc giảm chi phí. Do đó, nếu chủ sở hữu quyền tin rằng giá tài sản cơ sở sẽ thay đổi vừa phải, các quyền chọn giới hạn sẽ là một công cụ tốt để nắm bắt lợi nhuận.

Cộng khoảng giới hạn vào giá thực hiện quyền để xác định giới hạn của một quyền chọn bán. Đối với một quyền chọn mua, lấy giá thực hiện quyền trừ đi khoảng giới hạn.    

Về cơ bản, các quyền chọn giới hạn tương tự như chiến lược chênh lệch theo chiều dọc (Vertical spread), ở đó nhà đầu tư bán quyền chọn có giá thấp hơn bù đắp lại một phần để mua quyền chọn có giá cao hơn với hai quyền chọn này có cùng ngày đáo hạn.  

Ví dụ với chiến lược đầu cơ giá lên bằng quyền chọn mua (Bull call spread), nhà đầu tư mua một lượng các quyền chọn mua với một mức giá thực hiện quyền trong khi bán cùng lượng quyền chọn bán của cùng tài sản cơ sở và ngày đáo hạn nhưng với giá thực hiện quyền cao hơn. 

Vì các quyền chọn mua sau có thời hạn xa hơn, giá thực hiện quyền của nó thấp hơn. 

Thực hiện hai giao dịch cùng lúc sẽ tiêu tốn chi phí ít hơn so với việc mua hoàn toàn các quyền chọn bán. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ đánh đổi các khoản lợi nhuận bị giới hạn tiềm năng.   

Các chiến lược tương tự Quyền chọn giới hạn 

Lợi ích chính của các quyền chọn giới hạn là có thể quản lí được các biến động giá. 

Quyền chọn giới hạn phù hợp với những người mua tin rằng tài sản cơ sở có độ biến động thấp và sẽ chỉ thay đổi vừa phải và những người bán muốn phòng hộ các chuyển dịch lớn trong thị trường và sự biến động cao. 

Tất nhiên, để chống lại sự biến động về giá cả người bán phải đánh đổi bằng khoản phí bảo hiểm thấp hơn. Đối với người mua, quyền chọn giới hạn giới hạn lợi nhuận tiềm năng và làm giảm chi phí giao dịch.   

- Một chiến lược quản lí sự biến động giá khác là chiến lược collar. Chiến lược collar là một chiến lược quyền chọn phòng hộ người nắm giữ tài sản cơ sở thông qua việc mua quyền chọn bán đang lỗ (OTM) đồng thời bán các quyền chọn mua đang lỗ (OTM).

- Trong thị trường tiền tệ, hợp đồng kì hạn dãy đoản là công cụ phổ biến để chống lại sự biến động của thị trường tiền tệ. 

Chúng là các hợp đồng kì hạn không chi phí dưa ra một khoảng giá thực hiện thông qua hai vị thế thị trường phái sinh. Hợp đồng kì hạn dãy đoản chống lại các biến động tỷ giá bất lợi cho nhà đầu tư.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.