|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quản lí vốn chủ sở hữu (Capital Adequacy Management) là gì?

13:58 | 05/09/2019
Chia sẻ
Quản lí vốn chủ sở hữu (tiếng Anh: Capital Adequacy Management) là một hoạt động có vai trò cực kì quan trọng, bởi đây là loại vốn giúp ngân hàng tránh được nguy cơ phá sản.
mutualfund-kM8F--621x414@LiveMint_1563694727746

Hình minh họa (Nguồn: Depositphotos)

Quản lí vốn chủ sở hữu (Capital Adequacy Management)

Quản lí vốn chủ sở hữu - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Capital Adequacy Management.

Vốn chủ sở hữu (Equity) là phần còn lại của giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi bù đắp các khoản nợ phải trả.

Quản lí vốn chủ sở hữu là hoạt động quản lí của ngân hàng, nhằm duy trì nguồn vốn phòng ngừa cho sự phá sản của ngân hàng, trong trường hợp ngân hàng không còn khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ trả tiền cho những người gửi tiền và các chủ nợ.

Quản lí vốn chủ sở hữu phải duy trì số lượng vốn tối thiểu theo luật định (Bank capital requirement) đảm bảo tỉ suất sinh lời của các cổ đông ngân hàng. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Các chiến lược quản lí vốn chủ sở hữu

Giải pháp đối với trường hợp vốn chủ sở hữu quá lớn

Như đã biết, vốn chủ sở hữu càng lớn là nguyên nhân làm cho tỉ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu càng thấp. Do đó, đối với ngân hàng có vốn chủ sở hữu quá lớn thì phải áp dụng các giải pháp tăng số nhân vốn chủ sở hữu (EM), từ đó tăng tỉ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu. Để tăng được số nhân (EM), có thể chọn một trong các giải pháp sau:

a) Giữ nguyên qui mô tài sản, giảm vốn chủ sở hữu bằng cách trả cổ tức nhiều hơn cho cổ đông, làm giảm lợi nhuận giữ lại cho ngân hàng.

b) Giữ nguyên qui mô tài sản, giảm vốn chủ sở hữu bằng cách trả cổ tức nhiều hơn cho cổ đông, làm giảm lợi nhuận giữ lại cho ngân hàng.

c) Giữ nguyên vốn chủ sở hữu, nhưng tăng qui mô tài sản ngân hàng bằng cách tăng huy động vốn (ví dụ phát hành CDs), sau đó mở rộng qui mô tín dụng hoặc mua chứng khoán.

Giải pháp đối với với trường hợp vốn chủ sở hữu quá thấp

Trong trường hợp vốn chủ sở hữu quá thấp, sẽ không đủ là chiếc đệm bảo vệ ngân hàng trước khả năng phá sản. Do đó, đối với ngân hàng có vốn chủ sở hữu quá thấp thì phải áp dụng các giải pháp làm giảm số nhân vốn chủ sở hữu (EM).

Để giảm số nhân (EM), có thể chọn một trong các giải pháp sau:

a) Giữ nguyên qui mô tài sản, tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu (cổ phiếu thường) bổ sung tăng vốn chủ sở hữu.

b) Giữ nguyên qui mô tài sản, tăng vốn chủ sở hữu bằng cách trả cổ tức ít hơn cho cổ đông, làm tăng lợi nhuận giữ lại cho ngân hàng bổ sung vốn chủ sở hữu.

c) Giữ nguyên vốn chủ sở hữu, nhưng giảm tài sản có của ngân hàng bằng cách giảm qui mô tín dụng hoặc bán các chứng khoán trong doanh mục đầu tư, sau đó dùng tiền thu được để giảm tài sản nợ. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu