|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quản lí nhà nước về kinh tế (State Management of the Economy) là gì? Nội dung

09:41 | 05/09/2019
Chia sẻ
Quản lí nhà nước về kinh tế (tiếng Anh: State Management of the Economy) là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống các chính sách với các công cụ quản lí kinh tế lên nền kinh tế
bbdb653f13b4c9b5315340e70c65d84b

Hình minh họa (Nguồn: i.pinimg.com)

Quản lí nhà nước về kinh tế (State Management of the Economy)

Khái niệm

Quản lí nhà nước về kinh tế trong tiếng Anh là State Management of the Economy.

Quản lí nhà nước về kinh tế (State Management of the Economy) là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống các chính sách với các công cụ quản lí kinh tế lên nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn kinh tế trong và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. (Học viện Hành chính quốc gia, Quản lí nhà nước về kinh tế, xã hội, Hà Nội 2005, trang 15)

Nội dung quản lí nhà nước về kinh tế

- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn, ngắn hạn;

- Xây dựng các chính sách, chế độ quản lí; xây dựng và ban hành các qui phạm pháp luật cụ thể hóa các chính sách, chế độ quản lí, các định mức kinh tế - kĩ thuật chủ yếu;

- Thu thập, cung cấp các thông tin trong và ngoài nước về thị trường, giá cả cho hoạt động kinh doanh; dự báo về xu hướng thị trường, giá cả cho các chủ thể kinh doanh;

- Tạo và cải thiện môi trường kinh tế, môi trường pháp lí, môi trường chính trị, môi trường sinh thái, môi trường văn hóa - xã hội, môi trường kĩ thuật, môi trường quốc tế,... trong và ngoài nước thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh;

Hướng dẫn, điều tiết và phối hợp các hoạt động kinh doanh; giải quyết, xử lí các vấn đề ngoài khả năng tự giải quyết của các chủ thể kinh doanh; tham gia giải quyết các tranh chấp khi có yêu cầu;

- Cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy phép,...;

- Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế;

- Xây dựng và thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí kinh tế, cán bộ quản trị kinh doanh cho nền kinh tế; Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, bằng cấp, chứng chỉ và chức năng của các loại cán bộ quản lí.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Tài chính)

T.H