|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phương pháp ma trận (Matrix Method) trong ĐTM qui hoạch xây dựng là gì?

16:15 | 07/10/2019
Chia sẻ
Phương pháp ma trận (tiếng Anh: Matrix Method) trong ĐTM qui hoạch xây dựng là một phương pháp đánh giá tác động môi trường của dự án qui hoạch xây dựng.
143407baoxaydung_image001

Phương pháp ma trận (Matrix Method)

Phương pháp ma trận (Matrix Method)

Phương pháp ma trận - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Matrix Method.

Phương pháp ma trận trong ĐTM qui hoạch xây dựng là một phương pháp đánh giá tác động môi trường của dự án qui hoạch xây dựng, trong đó liệt kê các hành động của hoạt động phát triển với liệt kê những nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận. Vì thế ta có thể coi phương pháp này là sự triển khai ứng dụng phương pháp lập bảng kiểm tra. (Theo Môi trường Đô thị, NXB Xây dựng)

Một bảng ma trận cũng là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án đối với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nhân - quả.

Phương pháp ma trận đơn giản

Theo phương pháp này thì trục hoành ghi các hành động, trục tung ghi các nhân tố môi trường, hành động nào tác động đến nhân tố nào thì được đánh dấu (x), nếu không thì bỏ trống. Phương pháp này cho phép ta xem xét nhiều số liệu trên một ma trận.

hsnf-sea-aecom

Ma trận đơn giản các tác động môi trường của nhà máy giấy Phoenix

hsnf-sea-aecom

Ma trận đơn giản các tác động môi trường của dự án phát triển tài nguyên nước

Phương pháp ma trận có định lượng

Theo phương pháp này thì trên các ô của ma trận không những chỉ ghi có hay không tác động mà còn ghi mức độ và tầm quan trọng của các tác động. Mức độ tác động có thể đánh giá bằng cách cho điểm. Thang điểm cũng đa dạng có thể từ 1 đến 3, từ 1 đến 5, từ 1 đến 10 hoặc từ 1 đến 100.

hsnf-sea-aecom

Phương pháp ma trận có cho điểm theo mức độ và tầm quan trọng dự án xây dựng đập Quae Yai (Thailand)

- Phía trên đường chéo được cho điểm từ 1 đến 10 sẽ đánh giá qui mô của tác động. Qui mô của tác động được hiểu là độ rộng của tác động và được dựa trên số liệu đo đạc, tính toán.

- Phía dưới đường chéo được cho điểm từ 1 đến 10 để đánh giá tầm quan trọng của tác động. Tầm quan trọng của tác động được hiểu là mức độ biểu thị của tác động dựa theo suy luận. 

Theo Leopord, người lần đầu tiên đề xuất phương pháp này thì mức độ tác động được đánh giá theo 10 cấp. Không tác động thì được điểm 1, tác động nhiều nhất được điểm 10. Tầm quan trọng của tác động cũng được đánh giá theo 10 cấp. Hết sức quan trọng được điểm 10, ít quan trọng được điểm 1. Cách thực hiện như sau:

- Nếu có tác động thì mỗi ô của ma trận được chia đôi theo đường chéo.

Cách tính ở đây như sau:

- Theo phương pháp của Leopord thì lấy mức độ tác động cộng với nhau và tầm quan trọng cũng cộng với nhau ta được tổng của mức độ tác động với tổng của tầm quan trọng các tác động đó theo cả hàng dọc và theo hàng ngang.

Ưu điểm

- Phương pháp này tương đối đơn giản được sử dụng khá phổ biến.

- Không đòi hỏi quá nhiều số liệu về môi trường, sinh thái.

- Có thể xem xét, phân tích cùng lúc tác động của nhiều hành động khác nhau lên cùng một nhân tố.

Hạn chế

- Phương pháp này chưa xét đến mối quan hệ qua lại giữa các tác động với nhau.

- Chưa xét đến diễn biến theo thời gian của tác động, chưa phân biệt được giữa tác động lâu dài với tác động tạm thời.

- Việc đánh giá bằng điểm số còn mang tính cảm tính. (Theo Môi trường Đô thị, NXB Xây dựng)

Khai Hoan Chu