|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phương pháp hướng tiếp cận từ dưới lên trong hoạch định ngân sách (Bottom-up Budgeting) là gì?

23:00 | 14/10/2019
Chia sẻ
Hướng tiếp cận từ dưới lên (tiếng Anh: Bottom-up Budgeting) là phương pháp lập ngân sách mà trong đó cố gắng xác định chi phí cơ bản cho từng bộ phận của một tổ chức và sau đó tổng cộng từng bộ phận.
Seer-Blog-Mastering-PPC-Budgeting-Basics

Hình minh hoạ (Nguồn: prohomebuyer)

Phương pháp hướng tiếp cận từ dưới lên trong hoạch định ngân sách

Khái niệm

Phương pháp hướng tiếp cận từ dưới lên trong tiếng Anh được gọi là Bottom-up Budgeting.

Hướng tiếp cận từ dưới lên là phương pháp lập ngân sách mà trong đó cố gắng xác định chi phí cơ bản cho từng bộ phận hoặc phân khúc của một tổ chức và sau đó tổng cộng từng bộ phận. 

(Theo finweb)

Phương pháp hướng tiếp cận từ dưới lên xem xét đến các mục tiêu thông tin và ngân sách của doanh nghiệp, trên cơ sở những gì được cho là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.

Phân loại các phương pháp

- Phương pháp mục tiêu và nhiệm vụ

Phương pháp này rất logic xuất phát từ mục tiêu chiêu thị và xác định các công việc cần làm để thực hiện được các mục tiêu này, tính toán chi phí cho từng công việc và việc lập ngân sách chiêu thị dựa trên tổng số chi phí đã tính toán.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp nàu là thể hiện mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu quảng cáo, tất cả các tính toán để lập ngân sách chiêu thị đều xuất phát từ việc hoàn thành các mục tiêu chiêu thị.

Một điều quan trong là việc thiết lập mục tiêu và thiết lập ngân sách mà không có các mục tiêu rõ ràng trong đầu, và việc thiết lập các mục tiêu mà không chú đến cần bao nhiêu tiền là việc làm vô nghĩa.

Phương pháp thiết lập ngân sách theo mục tiêu và nhiệm vụ được hoạch định từ dưới lên trên bao gồm các bước:

+ Định rõ các mục tiêu truyền thông cần được hoàn thành

+ Xác định các chiến lược và công việc cần thiết để đạt được mục tiêu

+ Lượng định chi phí thực hiện cho các chiến lược và các công việt này. Tổng ngân sách được dựa trên sự tích lũy của các chi phí này

+ Kiểm tra, giám sát

+ Đánh giá lại các mục tiêu

Đặc điểm của phương pháp này

+ Ưu điểm chủ yếu của phương pháp mục tiêu và nhiệm vụ là ngân sách chiêu thị xuất phát từ các mục tiêu cần phải đạt được. 

Các nhà quản trị gắn bó chặt chẽ với nỗ lực marketing sẽ có được các thông tin đầu vào và chiến lược cụ thể để xem xét trong tiến trình thiết lập ngân sách.

+ Nhược điểm chủ yếu của phương pháp này là khó xác định công việc cần thiết và chi phí từng công việc đó.

+ Bằng việc đưa ra các khuyết điểm này, nhiều nhà quản trị đã quay lại với các phương pháp từ trên xuống để thiết lập ngân sách cho chương trình.

- Phương pháp kế hoạch trả trước

Thời gian đầu của việc giới thiệu sản phẩm mới đòi hỏi xem trọng hoạt động chiêu thị để kích thích mức độ nhận thức và khuyến khích dùng thức sản phẩm. Để xác định lượng chi bao nhiêu, các nhà marketing luôn triển khai kế hoạch trả trước để xác định giá trị đầu tư cảu hoạt động chiêu thị. 

Điểm cơ bản của ý tưởng nàu là để lập dự án doanh thu cho sản phẩm trong hai hoặc ba năm, cũng như là các chi phí mà nó sẽ phát sinh. 

Dựa vào tỉ lệ lợi nhuận mong đợi, kế hoặc trả trước sẽ trợ giúp trong việc xác định chi phí chiêu thị cần thiết bao nhiêu để đạt lợi nhuận mong muốn.

(Tài liệu tham khảo: Hoạch định ngân sách cho hoạt động chiêu thị, Đại học Duy Tân)

Diệu Nhi