|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phong cách lãnh đạo hướng về con người (People-Oriented Leadership Styles) là gì?

10:47 | 27/12/2019
Chia sẻ
Phong cách lãnh đạo hướng về con người (tiếng Anh: People-Oriented Leadership Styles) tìm cách xây dựng mối quan hệ giữa người lãnh đạo với các cấp dưới và gắn kết họ với công việc.
Phong cách lãnh đạo hướng về con người (People-Oriented Leadership Styles) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Phong cách lãnh đạo hướng về con người

Khái niệm

Phong cách lãnh đạo hướng về con người trong tiếng Anh là People-Oriented Leadership Styles.

Phong cách lãnh đạo hướng về con người tìm cách xây dựng mối quan hệ giữa người lãnh đạo với các cấp dưới và gắn kết họ với công việc. Cách tiếp cận này khác với phong cách lãnh đạo định hướng nhiệm vụ tập trung nhiều hơn vào việc hoàn thành công việc và mục tiêu. Hầu hết các nhà lãnh đạo kết hợp các phong cách để đạt được kết quả tốt nhất. 

Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo hướng về con người

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo hướng về con người

Về bản chất, phong cách lãnh đạo hướng về con người tìm cách xây dựng mối quan hệ và nâng cao tinh thần làm việc. Điều này khác với phong cách định hướng nhiệm vụ đôi khi khiến nhân viên cảm thấy như họ đang bị sai bảo hoặc chỉ trích. 

Nhìn chung, khi nhân viên cảm thấy được coi trọng và có giá trị, họ sẽ nỗ lực hơn trong những công việc hàng ngày và cố gắng đạt được tầm nhìn dài hạn của công ty.

Nhân viên có tiếng nói trong công ty cảm bản thân mình có giá trị, thích đi làm và làm việc tốt hơn. Hiệu quả được cải thiện. Các công ty thấy sự trung thành của nhân viên tăng lên với phong cách lãnh đạo hướng về con người. Môi trường làm việc trở nên thân thiện và dễ chịu hơn với mọi người. 

Nhược điểm của phong cách lãnh đạo hướng về con người

Phong cách lãnh đạo hướng về con người không phải chỉ toàn sinh ra những tác động có lợi.

Có những tác động tiêu cực nảy sinh khi người lãnh đạo ngày càng trở nên gần gũi với cấp dưới, các giới hạn và khoảng cách trở nên mờ nhạt khi lãnh đạo cần phải thể hiện uy quyền của mình.

Ví dụ: một nhà lãnh đạo được xem như một người bạn (và anh ta/cô ta cũng hướng đến mục tiêu đó) có thể gặp khó khăn khi khiển trách hoặc yêu cầu một thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm để đạt mục tiêu. Người lãnh đạo cũng sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi phải sa thải ai đó, làm tăng sự căng thẳng khi phải giữ nhân viên có hiệu quả kém ở lại công ty lâu hơn mức cần thiết.

Điều chỉnh phong cách lãnh đạo

Chủ doanh nghiệp nên hiểu khi nào cần thay đổi hoặc chuyển đổi phong cách lãnh đạo. Sử dụng một cách hợp tác sẽ hữu ích khi đánh giá hiệu suất của nhân viên và thiết lập mục tiêu. 

Đồng thời, người lãnh đạo cần duy trì các hoạt động định hướng nhiệm vụ ở một mức độ nhất định để có thể đo lường hiệu suất. Các nhà lãnh đạo hiệu quả cân bằng các phong cách khác nhau và điều chỉnh chúng tùy theo xu hướng tự nhiên của riêng họ.

(Theo smallbusiness.chron.com)

Giang