|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phép thử Turing (Turing Test) là gì? Liệu máy móc có thể suy nghĩ không?

11:32 | 14/04/2020
Chia sẻ
Phép thử Turing (tiếng Anh: Turing Test) là một phương pháp đơn giản để xác định xem một cỗ máy có thể chứng minh trí thông minh của nó giống với não người hay không.
Phép thử Turing (Turing Test) là gì? Liệu máy móc có thể suy nghĩ không? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Snopes)

Phép thử Turing

Khái niệm

Phép thử Turing trong tiếng Anh là Turing Test.

Phép thử Turing là một phương pháp đơn giản để xác định xem một cỗ máy có thể chứng minh trí thông minh của nó giống với não người hay không. Nếu một cỗ máy có thể tham gia vào một cuộc hội thoại với con người mà không bị phát hiện là một cỗ máy, thì nó đã thể hiện được trí tuệ của con người. 

Phép thử Turing đã được đề xuất trong một bài báo xuất bản năm 1950 bởi nhà toán học và nhà tiên phong về tin học, Alan Turing. Nó đã trở thành động lực cơ bản trong lí thuyết và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).

Phép thử Turing hoạt động như thế nào?

Những tiến bộ nhanh chóng trong tin học có thể nhìn thấy ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có các chương trình dịch một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác trong chớp mắt, robot dọn nhà chỉ trong vài phút, robot tài chính tạo ra danh mục hưu trí cá nhân, và các thiết bị đeo trên người giúp theo dõi sức khỏe và thể lực của chúng ta. 

Tất cả những thứ này đã trở nên tương đối thực tế. Đi đầu trong công nghệ đột phá hiện nay là những người tiên phong trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo. 

"Máy tính có thể suy nghĩ không?"

Alan Turing đã chạm vào trí tuệ nhân tạo trước mọi người. Nhà toán học người Anh đã phát triển một số khái niệm cơ bản về khoa học máy tính trong lúc tìm kiếm một phương pháp hiệu quả hơn để giải các thông điệp của Đức được mã hóa trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, ông bắt đầu nghĩ đến trí tuệ nhân tạo.

Trong bài viết năm 1950, Turing bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi, "Máy móc có thể suy nghĩ hay không?". Sau đó, ông đề xuất một bài kiểm tra nhằm giúp con người trả lời câu hỏi.

Thử nghiệm được tiến hành trong phòng thẩm vấn do một giám khảo điều hành. Các đối tượng của bài kiểm tra gồm một người và một chương trình máy tính, và cả hai được che đi. Giám khảo có cuộc trò chuyện với cả hai bên và cố gắng xác định đâu là máy và đâu là người, dựa trên chất lượng cuộc trò chuyện của họ.

Turing kết luận rằng nếu giám khảo không thể nêu ra sự khác biệt, máy tính đã thành công trong việc chứng minh trí thông minh của con người. Đó là, nó có thể suy nghĩ. 

Phép thử Turing ngày nay

Phép thử Turing có những kẻ gièm pha, nhưng có vẫn là thước đo thành công của các dự án trí tuệ nhân tạo. 

Phiên bản cập nhật của phép thử Turing có nhiều hơn một giám khảo, họ thẩm vấn và trò chuyện với cả hai đối tượng. Dự án được coi là thành công nếu trên 30% giám khảo, sau 5 phút trò chuyện, kết luận rằng máy tính là một con người. 

Giải thưởng Loebner là một cuộc thi Turing Test được phát động vào năm 1991 bởi Hugh Loebner, một nhà phát minh và nhà hoạt động người Mỹ. Loebner đã tạo ra các qui tắc bổ sung, yêu cầu con người và chương trình máy tính phải có cuộc trò chuyện dài 25 với mỗi 4 giám khảo. 

Người chiến thắng là chương trình máy tính được nhiều phiếu bầu nhất và thứ hạng cao nhất từ ban giám khảo. 

Trò chuyện với Eugene

Alan Turing dự đoán rằng một cỗ máy sẽ vượt qua phép thử Turing vào những năm 2000. Ông đã đoán đúng. 

Vào năm 2014, Kevin Warwick thuộc đại học Reading đã tổ chức một cuộc thi Turing Test để kỉ niệm 60 năm ngày mất của Alan Turing. Một chatbot trên máy tính có tên là Eugene Goostman, có tính cách của một cậu bé 13 tuổi, đã vượt qua phép thử Turing trong sự kiện đó. Cậu có được số phiếu là 33% các giám khảo tin rằng cậu là con người. 

Việc bỏ phiếu này, không có gì ngạc nhiên khi nó gây ra tranh cãi. Không phải ai cũng chấp nhận thành tích của Eugene Goostman.

Những người chỉ trích phép thử Turing

Nhiều người chỉ trích phép thử Turing cho rằng, một chiếc máy tính có thể được tạo ra có khả năng suy nghĩ, nhưng không có suy nghĩ của riêng nó. Họ tin rằng, sự phức tạp của quá trình suy nghĩ của con người không thể được mã hóa. 

Bất kể sự khác biệt về quan điểm, phép thử Turing đã mở ra nhiều cánh cửa cho sự đổi mới hơn trong lĩnh vực công nghệ. 

(Theo Investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ích Y

Khai thông rào cản đầu tư, Việt Nam sẽ bứt phá trong thu hút làn sóng FDI mới
GDP của Việt Nam đã tăng dần trong những năm gần đây. Nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua trong khu vực. Phân tích GDP theo ngành, sản xuất chế tạo là một trong những lĩnh vực đóng góp chính cho GDP của Việt Nam, chiếm khoảng 25% GDP và là ngành lớn nhất trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.