Phản hồi tích cực (Positive Feedback) trong đầu tư là gì?
Hình minh hoạ. Nguồn: peterspann.com
Phản hồi tích cực
Khái niệm
Phản hồi tích cực trong tiếng Anh là Positive Feedback hoặc Positive Feedback Loop.
Phản hồi tích cực là một mô hình tự duy trì của hành vi đầu tư mà kết quả cuối cùng đạt được củng cố cho hành động ban đầu.
Bản chất của phản hồi tích cực
Phản hồi tích cực là đến một mô hình hành vi trong đó một kết quả tích cực được tạo ra từ hành động ban đầu, chẳng hạn như thực hiện giao dịch có lợi nhuận, mang lại cho nhà đầu tư sự tự tin để tham gia vào các hành động tương tự khác với hi vọng rằng họ sẽ tiếp tục đạt được kết quả tốt.
Dù những hành động tiếp theo đó cũng có thể dẫn mang lại kết quả tích cực, nếu không được kiểm soát, chúng có thể dẫn đến kết quả bất lợt.
Một nhà đầu tư có được lợi nhuận ngay lập tức sau khi mua một cổ phiếu có thể đánh giá quá cao khả năng của bản thân trong việc thực hiện giao dịch chứng khoán, đồng thời đánh giá thấp sự may mắn hoặc các yếu tố hỗ trợ của thị trường. Trong tương lai, điều này có thể dẫn đến sự tự tin thái quá, dẫn đến sai lầm khi đưa ra quyết định đầu tư.
Phản hồi tích cực trong phạm vi đầu tư thường đề cập đến xu hướng của các nhà đầu tư hành động theo tâm lí bầy đàn, đôi khi có thể biến thành sự hồ hởi phi lí trí khi mua hoặc bán tài sản.
Tâm lí bầy đàn khiến các nhà đầu tư bán chứng khoán khi thị trường giảm và mua khi thị trường tăng là một ví dụ về tác động tổng hợp của phản hồi tích cực. Nói cách khác, phản hồi tích cực là một trong những lí do chính khiến thị trường càng suy yếu khi đã suy giảm hoặc khiến thị trường đi lên cao hơn nữa một khi bắt đầu tăng, thay vì trở về mức hợp lý.
Ví dụ, sự gia tăng nhu cầu về chứng khoán khiến giá chứng khoán tăng. Sự gia tăng này tiếp tục thúc đẩy các nhà đầu tư mua thêm chứng khoán đó, với hi vọng họ có thể tiếp tục thu lợi từ giá tăng liên tục, điều này lại càng làm tăng thêm nhu cầu cho chứng khoán đó.
Phản hồi tích cực và các thành kiến khác trong đầu tư
Thiên kiến xác nhận: Là một xu hướng trong đầu tư rất giống với phản hồi tích cực. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư chú ý nhiều hơn đến thông tin củng cố ý kiến của chính họ và bỏ qua các ý kiến trái ngược.
Một cách tốt để nhà đầu tư tránh loại thành kiến này là tìm kiếm thông tin mâu thuẫn với luận điểm đầu tư của bản thân để mở rộng quan điểm. Bằng cách đó, họ có thể nhận ra rằng thị trường chịu ảnh hưởn của phản hồi tích cực và đưa ra quyết định hợp lí về qui mô đầu tư hoặc quyết định đầu tư.
Chạy theo xu hướng: Mặc dù thấy tín hiệu cảnh báo với mọi cơ hội đầu tư, nhiều nhà đầu tư lầm tưởng rằng kết quả trong quá khứ là dấu hiệu cho thấy hiệu quả đầu tư trong tương lai.
Các sản phẩm đầu tư được lợi từ phản hồi tích cực có thể gia tăng quảng cáo về hiệu quả lợi nhuận cao trong quá khứ nhằm tận dụng những thành kiến này, vì vậy điều quan trọng đối với các nhà đầu tư là bình tĩnh và nhìn nhận một cách khách quan về lợi nhuận có thể đạt được trong tương lai.
(Theo investopedia.com)