|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nước ngoài bán ròng, thị trường chứng khoán khu vực đồng loạt giảm điểm

11:50 | 24/09/2018
Chia sẻ
Theo SSI Research, thị trường chứng khoán trong khu vực nhiều khả năng sẽ duy trì ở xu hướng đi ngang như hiện tại. Khi tác động của chiến tranh thương mại lên tăng trưởng của Trung Quốc cũng như toàn cầu rõ hơn vào quý 4, xu hướng đi ngang cũng có thể sẽ bị thách thức.

Báo cáo dòng vốn toàn cầu của SSI Research Retail cho biết, nhà đầu tư nước ngài (NĐTNN) đang bán ròng và chứng khoán giảm điểm diễn ra đồng loạt ở các TTCK trong khu vực.

Thống kê giao dịch của tổ chức thuộc SSI cho thấy một điểm tương đồng là các NĐTNN mua ròng trong tháng 1 và chuyển sang bán ròng kể từ tháng 2.

Việc bán ròng của NĐTNN tại các thị trường đã xuất hiện trước khi outflow trở nên rõ rệt (tháng 4) cho thấy không phải do đồng USD lên giá (tháng 4) hay chiến tranh thương mại (tháng 6), mà cú giảm sâu của TTCK Mỹ vào đầu tháng 2 sau báo cáo việc làm khả quan (làm tăng khả năng FED nâng lãi suất) đã là khởi đầu cho xu hướng bán ròng và rút vốn khỏi các thị trường mới nổi.

Xu hướng mua/bán ròng của NĐTNN đã có ảnh hưởng đến xu hướng của TTCK với tất cả chỉ số chứng khoán đạt đỉnh vào tháng 1 và bắt đầu giảm dần từ tháng 2. Cho đến thời điểm hiện tại, các chỉ số vẫn chưa quay lại vùng đỉnh đã thiết lập trong khi S&P500 là đã vượt đỉnh tháng 1 (1,98%).

Sau những tháng đầu bán ròng mạnh, tốc độ bán ròng ở một số thị trường như Indonesia và Hàn Quốc đã giảm bớt, tuy nhiên xu hướng chung của các chỉ số chứng khoán vẫn là đi ngang. Như vậy có thể thấy dù các thị trường có những nền tảng cơ bản riêng, tất cả đều bị ảnh hưởng bởi giao dịch của NĐTNN và rộng hơn là xu hướng dòng vốn trên toàn cầu.

nuoc ngoai ban rong thi truong chung khoan khu vuc dong loat giam diemnuoc ngoai ban rong thi truong chung khoan khu vuc dong loat giam diem

Theo SSI Retail Research, có 5 lý do khiến thị trường mới nổi khó trở nên hấp dẫn, các TTCK trong khu vực nhiều khả năng sẽ duy trì ở xu hướng đi ngang như hiện tại. Khi tác động của chiến tranh thương mại lên tăng trưởng của Trung Quốc cũng như toàn cầu rõ hơn vào quý 4, xu hướng đi ngang cũng có thể sẽ bị thách thức.

1. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang và khó sớm chấm dứt do Mỹ coi Trung Quốc là một đối thủ chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế và lợi ích của Mỹ.

2. Chiến tranh thương mại lây lan và chủ nghĩa bảo hộ trở thành một công cụ sử dụng thường xuyên hơn. Trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ là một điển hình.

3. Kinh tế Trung Quốc đang trên đà giảm tốc có thể còn giảm tốc sâu và nhanh hơn do chiến tranh thương mại.

4. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất sẽ làm đồng tiền của các thị trường mới nổi mất giá. Xu hướng thu hẹp bảng cân đối kế toán của FED trong tương lai xa hơn sẽ giảm nguồn cung tiền giá rẻ cho đầu tư mạo hiểm.

5. Kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn hoàng kim với tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất hàng thập kỷ (3,9%). Dòng vốn khi rút khỏi thị trường mới nổi sẽ bị sức hút Mỹ giữ lại.

Xem thêm

Bạch Mộc