|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Việt Nam thành điểm đến lý tưởng cho các NĐT ngoại khi Trung Quốc lao đao trong chiến tranh thương mại

10:22 | 24/09/2018
Chia sẻ
Sự tăng trưởng giá thuê đất công nghiệp tại Trung Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam trở thành một trong những điểm đến tiếp theo cho các NĐT nhờ vị trí địa lý thuận lợi và chi phí lao động phải chăng. Chiến tranh thương mại sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn đến và thành lập nhà máy mới tại Việt Nam.
viet nam thanh diem den ly tuong cho cac ndt ngoai khi trung quoc lao dao trong chien tranh thuong mai Savills: Cơ sở sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam thúc đẩy BĐS công nghiệp và logistics
viet nam thanh diem den ly tuong cho cac ndt ngoai khi trung quoc lao dao trong chien tranh thuong mai Bất động sản công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Theo báo cáo mới đây của JLL, trong bối cảnh tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, các nhà đầu tư (NĐT) đang rất e ngại bất động sản (BĐS) công nghiệp, bởi lẽ đây là phân khúc chịu ảnh hưởng trực tiếp trong ngành BĐS thương mại.

Vừa qua, Mỹ đã áp thuế 50 tỷ USD cho hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, sau đó lại cộng thêm 16 tỷ USD trong đợt áp thuế thứ hai có hiệu lực vào cuối tháng 8. Phía Trung Quốc ngay lập tức có động thái đáp trả.

Hàng rào thuế mà Mỹ áp lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc là một “chi phí tăng thêm nhằm kiềm chế tiêu dùng, từ đó làm giảm nhu cầu về kho bãi để lưu trữ hàng hóa”. Ryan Severino, Trưởng phòng Kinh tế của JLL nhận định, dù vậy thì động thái này khó có thể kìm lại sự tăng trưởng của BĐS công nghiệp khi mà ngành thương mại điện tử hiện đang bùng nổ và các công ty công nghệ liên tục săn tìm nhà xưởng. Trong quý I/2018, tỷ lệ trống của khu công nghiệp tại Trung Quốc giữ mức thấp kỷ lục 4,8%. Ngược lại, hàng rào thuế gần như kéo GDP thực ở Mỹ giảm khoảng 10 điểm % trong vòng 12 - 18 tháng tới, kéo theo sự sụt giảm 20 điểm % về tăng trưởng giá thuê công nghiệp.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng giá thuê đất công nghiệp tại Trung Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam trở thành một trong những điểm đến tiếp theo cho các NĐT nhờ vị trí địa lý thuận lợi so với Trung Quốc và chi phí lao động phải chăng. Theo báo cáo “Việt Nam – Trung tâm công nghiệp mới của Đông Nam Á” của JLL, các nhà sản xuất đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, theo chiến lược "Trung Quốc +1". Chiến tranh thương mại sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn đến và thành lập nhà máy mới tại Việt Nam.

viet nam thanh diem den ly tuong cho cac ndt ngoai khi trung quoc lao dao trong chien tranh thuong mai
Sự tăng trưởng giá thuê đất công nghiệp tại Trung Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam trở thành một trong những điểm đến tiếp theo cho các NĐT. (Ảnh: JLL)

Báo cáo của JLL dự đoán, thử thách lớn hơn sẽ xuất hiện nếu hai bên tiếp tục xung đột qua lại. Chính quyền Trump đang cân nhắc việc áp thuế thêm 200 tỷ USD vào hàng hóa Trung Quốc, trong khi Trung Quốc sẽ đáp trả bằng cách đặt thuế quan lên khoảng 60 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ.

Trong tương lai, nếu Nhà Trắng thực hiện áp thuế bổ sung 200 tỷ USD, GDP sẽ giảm thêm 50 - 70 điểm % trong 12 - 18 tháng tới, Severino cho biết. Điều này sẽ khiến nhu cầu không gian công nghiệp sụt giảm, đặc biệt là ở các khu vực ven biển, nơi mà các hoạt động nhập khẩu luôn diễn ra nhộn nhịp. Giá chào thuê công nghiệp cũng có thể giảm từ 50 - 100 điểm %.

Những tác động của cuộc chiến ngày càng rõ rệt hơn. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo cuộc chiến không hề có dấu hiệu ngưng lại, cả Washington và Bắc Kinh đều không có ý định lùi bước. JLL dẫn chứng, trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 7 trên CNBC, Tổng thống Trump đe dọa áp đặt thuế quan đối với mọi sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và khẳng định “sẵn sàng đẩy con số này lên 500”. Ông Trump đang nói đến số hàng hóa trị giá 505 tỷ USD được nhập khẩu từ Trung Quốc vào năm 2017 mà Cục điều tra dân số Hoa Kỳ đã đề cập.

Severino đánh giá, việc tăng thuế quy mô lớn này sẽ sớm có những hậu quả nghiêm trọng kéo dài đối với nền kinh tế và thị trường công nghiệp, mặc dù diễn biến có ít khả năng dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế.

Trong lĩnh vực xây dựng, đợt triển khai áp thuế mới nhất tiếp tục khuấy động ngành BĐS thương mại. Các mức thuế đối với thép, nhôm và gỗ được áp dụng trong ba tháng đầu năm 2018 đã làm tăng chi phí thi công và sẽ làm chậm quá trình phát triển dự án.

Cụ thể, giá gỗ mềm vào tháng 7 đã tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, theo Cục Thống kê Lao động Chỉ số giá Sản xuất (PPI); gỗ ván ép cũng tăng 22,5%, thép non tăng 12,4% và nhôm đúc tăng 17,8%.

JLL ghi nhận, cuộc chiến thương mại đang làm gián đoạn nhiều dự án và trì hoãn nhiều dự án mới. Trong khi nguồn cung mới thiếu hụt, các tòa nhà hiện hữu sẽ tăng giá trị dựa theo nguyên lý cung cầu, và cũng kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Xem thêm

N. Lê