|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nhập khẩu trực tiếp (Direct Imports) là gì?

15:57 | 08/10/2019
Chia sẻ
Nhập khẩu trực tiếp (tiếng Anh: Direct Imports) là phương thức nhập khẩu mà nhà nhập khẩu giao dịch trực tiếp với nhà xuất khẩu để đàm phán kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trở thành chủ thể của giao dịch này.
DESIGN

Hình minh họa

Nhập khẩu trực tiếp (Direct Imports)

Định nghĩa

Nhập khẩu trực tiếp trong tiếng Anh là Direct ImportsNhập khẩu trực tiếp là phương thức nhập khẩu mà nhà nhập khẩu giao dịch trực tiếp với nhà xuất khẩu để đàm phán kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và trở thành chủ thể của giao dịch này.

Đặc trưng

- Hoạt động xuất khẩu trực tiếp phải tuân thủ những qui định về pháp luật như quyền thương nhân, hàng hóa được phép nhập khẩu, thực hiện đúng qui định về thông quan nhập khẩu, qui định về chất lượng hàng hóa hay kiểm dịch, vệ sinh an toàn và bảo vệ môi trường.

- Nhà nhập khẩu đứng tên trên hợp đồng mua bán và tự tổ chức thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm như đã qui định trong hợp đồng.

- Hình thức của hợp đồng nhập khẩu thường ở dạng văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lí tương đương. Các hợp đồng này có thể là một văn bản hay nhiều văn bản.

- Giao dịch đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu trực tiếp có thể bao gồm những bước cơ bản như sau

(1) Hỏi hàng (Inquiry)

- Hỏi hàng xét về khía cạnh thương mại chính là lời mời bước vào giao dịch, còn xét về khía cạnh pháp lí là lời thỉnh cầu bước vào giao dịch.

- Nội dung của hỏi hàng không giới hạn, cụ thể tùy thuộc vào người hỏi hàng. Về nguyên tắc thì cần thông tin gì thì hỏi về nội dung đó. Tuy nhiên, nhiều khi mua sử dụng bước này để nghiên cứu, thăm dò thị trường.

(2) Đặt hàng

Đặt hàng là một tác nghiệp giao dịch trong thương mại quốc tế, nó được sử dụng trong trường hợp khi mối quan hệ giữa hai bên mua bán đã có sự thông hiểu lẫn nhau từ trước.

(3) Hoàn giá

Hoàn giá là bước mặc cả về giá hoặc các điều kiện giao dịch khác, khi hoàn giá được thực hiện thì đề nghị giao kết hợp đồng trước đó coi như hết hiệu lực.

Trong quá trình giao dịch, có thể không có bước hoàn giá, hoặc bước hoàn giá diễn ra nhiều lần trước khi hai bên đạt được thỏa thuận.

(4) Chấp nhận đơn hàng

Đây là một bước thể hiện sự đồng tình của bên nhận đề nghị kí kết hợp đồng do phía bên kia đưa ra, khi chấp nhận được thực hiện thì hợp đồng được thành lập.

Tuy nhiên, để có hiệu lực tạo lập một hợp đồng thì chấp nhận phải đảm bảo các điều kiện tùy theo qui định của pháp luật các nước.

(5) Xác nhận

Sau khi giao dịch, hai bên cần xác nhận lại những nội dung đã thỏa thuận làm cơ sở để kí kết và thực hiện hợp đồng sau này.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế, NXB Thống kê)

Minh Lan