|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nhà phát triển dự án (Project developer) trong bất động sản là ai?

10:59 | 21/11/2019
Chia sẻ
Nhà phát triển dự án (tiếng Anh: Project developer) là một doanh nghiệp kí kết "hợp đồng hợp tác" với chủ đầu tư (không đủ tiềm lực) của một dự án nào đó để cùng nhau triển khai dự án.
https%3A%2F%2Fblogs-images

Hình minh hoạ (Nguồn: forbes)

Nhà phát triển dự án trong bất động sản

Khái niệm

Nhà phát triển dự án hay đơn vị phát triển dự án trong tiếng Anh được gọi là Project developer.

Nhà phát triển dự án là một doanh nghiệp kí kết "hợp đồng hợp tác" với chủ đầu tư (không đủ tiềm lực) của một dự án nào đó để cùng nhau triển khai dự án.

Vai trò

Nhà phát triển dự án sẽ đại diện chủ đầu tư giải quyết nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, huy động vốn, quản tài chính, thi công, giám sát quá trình xây dựng, đến phân phối bán hàng và làm mọi việc liên quan đến các hoạt động về truyền thông cho dự án mà họ đã kí kết.

Tuy nhiên, việc hợp tác với một đơn vị nhà phát triển dự án không đồng nghĩa với việc chủ đầu tư đó không có kinh nghiệm hoặc không có thế mạnh trong xây dựng, quản và phát triển dự án.

Mà đôi khi họ hợp tác để cùng tạo ra một sản phẩm tốt phù hợp với thị trường và đảm bảo tính thanh khoản nhờ ăn theo thương hiệu của những công ty lớn.

Ưu điểm

Khái niệm nhà phát triển dự án mới chỉ xuất hiện trên thị trường bất động sản Việt Nam mấy năm trở lại đây, kể từ sau giai đoạn khủng hoảng của thị trường. Giai đoạn khủng hoảng, có hàng trăm, hàng nghìn dự án nằm đắp chiếu nhiều năm.

Đây thường là những dự án nằm ở vị trí đắc địa, đã đầy đủ toàn bộ hoặc một phần pháp , nhưng chủ đầu tư không đủ tiềm lực để triển khai tiếp. Khi thị trường hồi phục trở lại, đây chính là "mỏ vàng" cho các công ty có tiềm lực, kinh nghiệp nhảy vào thâu tóm.

Tuy nhiên, việc chuyển nhượng dự án theo qui định của Luật Kinh doanh bất động sản thường phức tạp và mất thời gian, nên các bên chọn hình thức "Hợp đồng hợp tác".

Trong đó doanh nghiệp mới sẽ đại diện chủ đầu tư giải quyết nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, huy động vốn, quản tài chính, thi công, giám sát quá trình xây dựng, đến phân phối bán hàng và làm mọi việc liên quan đến các hoạt động về truyền thông cho dự án. Đây thường được gọi là nhà phát triển dự án.

Theo nhìn nhận của các chuyên gia, mô hình này đã giúp nhiều dự án chết được hồi sinh, góp phần vào sự phát triển chung của thị trường thời gian qua. 

Mô hình này sau đó được nhân rộng, áp dụng với các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có quĩ đất, hợp tác với các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản chuyên nghiệp.

Lưu ý với người mua nhà

Khi mua nhà ở bất kì dự án nào người dân cũng nên thận trọng tìm hiểu kĩ các nội dung liên quan đến hợp đồng mua bán, kiểm tra về tư cách pháp nhân và nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư trong hợp đồng.

Nhất là tránh nhầm lẫn giữa vai trò của chủ đầu tư và đơn vị phát triển dự án để hợp đồng đúng luật, tránh rắc rối về sau. Khi mua nhà, người mua nhà bao giờ cũng hợp đồng với chủ đầu tư. 

Người mua chỉ được chuyển nhượng khi đã có hợp đồng mua nhà của chủ đầu tư hoặc đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua nhà đó. Chủ đầu tư phải đáp ứng được điều kiện về vốn pháp định và vốn quĩ đối với từng dự án và có chức năng Kinh doanh bất động sản.

(Tài liệu tham khảo: Tin nhanh Chứng khoán. Ánh Đỗ sh. Cafe Land)

Diệu Nhi

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% có khả thi?
Theo TS, Võ Trí Thành, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% trong năm 2025 là không dễ dàng khi những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024. Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam.