|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nhà cung cấp cộng đồng (Community Provider) là gì?

12:20 | 18/12/2019
Chia sẻ
Nhà cung cấp cộng đồng (tiếng Anh: Community Provider) là những website, nơi các cá nhân có cùng khuynh hướng, chung mục đích, có những mối quan tâm giống nhau, gặp nhau để cùng thảo luận về các vấn đề quan tâm và hoàn toàn không bị giới hạn về mặt địa lí.
Community Provider

Nhà cung cấp cộng đồng

Khái niệm

Nhà cung cấp cộng đồng trong tiếng Anh là community provider.

Thuật ngữ nhà cung cấp cộng đồng tuy không phải là một thuật ngữ mới mẻ, nhưng trong môi trường internet, đối tượng này có nhiều đặc điểm khác biệt so với trước đây. Thực chất đây là những website, nơi các cá nhân có cùng khuynh hướng, chung mục đích, có những mối quan tâm giống nhau, gặp nhau để cùng thảo luận về các vấn đề quan tâm và hoàn toàn không bị giới hạn về mặt địa lí.

Đặc điểm của nhà cung cấp cộng đồng

Nhà cung cấp cộng đồng trên internet tạo ra một môi trường số hóa trực tuyến để những người có mối quan tâm giống nhau có thể giao dịch (mua/bán hàng hóa) với nhau hay giao tiếp với những người có cùng mục đích khác hoặc để trao đổi các thông tin liên quan đến vấn đề quan tâm.

Mục tiêu giá trị cơ bản của các nhà cung cấp cộng đồng là tạo nên sự nhanh chóng, thuận tiện, cho phép thảo luận mọi khía cạnh của vấn đề mà những người sử dụng quan tâm trên cùng một website.

Các nhà cung cấp cộng đồng thường áp dụng mô hình doanh thu hỗn hợp bao gồm các khoản thu phí đăng kí, doanh thu bán hàng, phí giao dịch, phí tham khảo và các khoản phí quảng cáo từ các công ty muốn thu hút khách hàng đến với công ty mình.

Một số website cộng đồng khác như ParentSoup.com, Oxygen.com và About.com có thể thu tiền từ các quan hệ liên kết, tham khảo hoặc thu từ tiền quảng cáo cho những công ty khác. 

Ví dụ về nhà cung cấp cộng đồng

Chẳng hạn như một ông bố khi ghé thăm website ParentSoup.com có thể nhận được những lời khuyên về cách quấn tã lót cho trẻ sơ sinh, đồng thời cũng được gợi ý liên kết với website Huggies.com. Nếu người này đồng ý liên kết, truy cập vào Huggies.com và mua hàng từ website này, Huggies sẽ trả tiền hoa hồng cho ParentSoup.com.

Khác với ParentSoup.com, trên các website như About.com có rất nhiều bannẻ quảng cáo. Khách hàng khi ghé thăm website có thể nhận được những lời khuyên và khi họ quyết định mua sách của Amazon.com từ website này, Amazon.com sẽ phải trả một khoản hoa hồng cho About.com.

Tiềm năng và những thách thức

Trước sự tăng nhanh số lượng người sử dụng internet, các mối quan tâm của người tiêu dùng ở các cộng đồng trên mạng cũng ngày càng tăng lên và cơ hội thị trường của các nhà cung cấp cộng đồng trực tuyến cũng ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, đối với một cộng đồng khi mới thành lập, điều quan trọng là nên lựa chọn một lĩnh vực thích hợp tách hẳn các lĩnh vực mà những cộng đồng khác đã phục vụ; đồng thời phải cân nhắc kĩ về độ lớn đoạn thị trường sẽ phục vụ.

Thực tế cho thấy, việc lựa chọn một đoạn thị trường đích rộng lớn cũng đồng nghĩa với việc buộc công ty phải đọ sức với nhiều đối thủ khổng lồ. Trong khi đó nhiều cộng đồng xác định đoạn thị trường đích nhỏ bé nhưng khả năng tăng trưởng rất lớn và sức ép cạnh tranh hầu như không đáng kể, do đó cơ hội tồn tại và phát triển thực sự cao hơn. 

Với một website cộng đồng đã tồn tại, thách thức lớn nhất là sự cân đối giữa chi phí cho các nội dung chất lượng cao nhằm thu hút được nhiều người tham gia cộng đồng với thu nhập nhận được từ các hoạt động quảng cáo. 

Để có thể thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình, các website cộng dồng có nội dung phục vụ gần giống nhau đang có xu hướng hợp nhất với mục đích tăng lợi thế từ việc tận dung các nội dung chất lượng cao của mỗi cộng đồng ban đầu. 

Việc thu hút những thành viên mới tham gia vào các cộng đồng là mục tiêu trọng tâm của hầu hết chiến lược marketing của các nhà cung ứng cộng đồng. Song cách thức cụ thể sẽ do từng nhà cung cấp quyết định căn cứ vào lĩnh vực phục vụ, tương thích với đặc điểm và chiến lược kinh doanh của từng công ty. 

(Theo Thương mại điện tử hiện đại, NXB Tài chính)

Hải Miên

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.