|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Người thụ hưởng dự phòng (Contingent Beneficiary) là gì? Đặc điểm và lợi ích

21:36 | 17/04/2020
Chia sẻ
Người thụ hưởng dự phòng (tiếng Anh: Contingent Beneficiary) được chỉ định bởi chủ hợp đồng bảo hiểm hoặc chủ tài khoản hưu trí là người hoặc tổ chức được nhận tiền nếu người thụ hưởng chính đã qua đời, mất tích hoặc từ chối thừa kế tại thời điểm tiền được trả.
Người thụ hưởng dự phòng (Contigent Beneficiary) là gì? Đặc điểm và lợi ích - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Bestow.

Người thụ hưởng dự phòng

Khái niệm

Người thụ hưởng dự phòng trong tiếng Anh là Contingent Beneficiary.

Người thụ hưởng dự phòng được chỉ định bởi chủ hợp đồng bảo hiểm hoặc chủ tài khoản hưu trí, là người hoặc tổ chức được nhận tiền nếu người thụ hưởng chính đã qua đời, mất tích hoặc từ chối thừa kế tại thời điểm tiền được trả. 

Người thụ hưởng dự phòng chỉ được hưởng tiền bảo hiểm hoặc tài sản hưu trí nếu đáp ứng một số điều kiện được xác định trước tại thời điểm người được bảo hiểm qua đời (các điều kiện này có thể được tìm thấy trong di chúc).

Đặc điểm của Người thụ hưởng dự phòng

Đối với một người thụ hưởng của một di chúc, hầu như bất kì điều kiện nào cũng có thể được đưa ra, nó phụ thuộc hoàn toàn vào người soạn thảo di chúc. Một người thụ hưởng dự phòng sẽ không nhận được gì nếu người thụ hưởng chính chấp nhận thừa kế. 

Ví dụ, Cheryl liệt kê chồng của mình, John là người thụ hưởng chính cho chính sách bảo hiểm nhân thọ của cô ấy và hai đứa con của họ là những người thụ hưởng dự phòng. Khi Cheryl qua đời, John nhận được khoản thanh toán bảo hiểm và những đứa trẻ không nhận được gì. Nếu John qua đời sau Cheryl, mỗi đứa con của họ nhận được một nửa số tiền bảo hiểm.

Người thụ hưởng dự phòng có thể là cá nhân, tổ chức, tổ chức từ thiện hoặc quĩ uỷ thác.  Trẻ em hoặc vật nuôi nhỏ không đủ điều kiện vì chúng không có quyền hợp pháp để chấp nhận tài sản được giao. Nếu một trẻ vị thành niên được liệt kê là một người thụ hưởng dự phòng, một người giám hộ hợp pháp được chỉ định để giám sát tiền cho đến khi trẻ vị thành niên đến tuổi thành niên. Trên thực tế, bởi vì nhiều người để gia đình mình là người thụ hưởng chính, họ thường chọn bạn bè và họ hàng là người thụ hưởng dự phòng.

Nhiều người thụ hưởng dự phòng có thể được liệt kê trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hoặc tài khoản hưu trí. Mỗi người thụ hưởng dự phòng được chỉ định một tỉ lệ phần trăm cụ thể của số tiền, cộng vào bằng 100%.

Một người thụ hưởng dự phòng nhận tài sản theo cách tương tự được áp dụng với người thụ hưởng chính. Ví dụ: một người thụ hưởng chính nhận được 1.000 USD mỗi tháng trong 10 năm, có nghĩa là một người thụ hưởng dự phòng cũng nhận được các khoản thanh toán như vậy.

Danh sách những người thụ hưởng dự phòng cần phải được xem xét và cập nhật sau khi cuộc sống có những thay đổi lớn như kết hôn, ly dị, sinh đẻ hoặc qua đời. Ví dụ, sau khi Bob và Sue ly hôn, anh ta cập nhật chính sách bảo hiểm nhân thọ để con gái Samantha là người thụ hưởng chính và con trai Jackson là người thụ hưởng dự phòng. Bằng cách này, Sue không thể nhận tiền bảo hiểm nhân thọ của Bob.

Lợi ích của việc liệt kê người thụ hưởng dự phòng

Liệt kê người thụ hưởng dự phòng cho một chính sách bảo hiểm nhân thọ hoặc tài khoản hưu trí giúp gia đình có thể tránh được thời gian và chi phí không cần thiết liên quan đến chứng thực di chúc. 

Ví dụ, Sarah liệt kê cha dượng Alex của con mình là người thụ hưởng chính và tổ chức từ thiện yêu thích của cô là người thụ hưởng dự phòng cho số tiền thu được từ bảo hiểm nhân thọ của cô. Trong trường hợp này, ngay cả khi Alex qua đời trước Sarah, các con của cô không thể lấy số tiền bảo hiểm nhân thọ đó, vì cô liệt kê tổ chức từ thiện là người thụ hưởng dự phòng.

Một chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hoặc chủ tài khoản hưu trí có thể tạo ra các tình huống ngăn chặn việc thừa kế mà không đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định. Ví dụ, chủ sở hữu tài khoản hưu trí cá nhân (IRA) có thể để con gái mình là người thụ hưởng dự phòng và kèm theo một hạn chế rằng cô chỉ có thể thừa kế tiền sau khi hoàn thành đại học.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump sẽ tác động ra sao đến dòng vốn FDI toàn cầu?
Theo ông Hồ Quốc Tuấn, sang đến "Trump version 2", rất có thể ASEAN không phải là mục tiêu của ông Trump trong năm 2025 mà Ấn Độ mới là điểm sáng đầu tư. Việt Nam có thể chỉ được hưởng lợi từ cuối năm 2025 trở đi.