|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Người sử dụng lao động (Employer) là ai? Quyền và nghĩa vụ

10:13 | 19/02/2020
Chia sẻ
Người sử dụng lao động (tiếng Anh: Employer) là người quản lí, giao việc và trả lương cho người lao động đáp ứng các điều kiện mà pháp luật qui định.
Người sử dụng lao động (Employer) là ai? Quyền và nghĩa vụ - Ảnh 1.

Người sử dụng lao động (Employer) (Ảnh: moguldom)

Người sử dụng lao động (Employer)

Người sử dụng lao động - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Employer.

Người sử dụng lao động là một tổ chức, tổ chức chính phủ, cơ quan, công ty, hiệp hội phi lợi nhuận, doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng hoặc cá nhân sử dụng hoặc đưa người lao động vào làm việc và đáp ứng các yêu cầu mà pháp luật qui định. (Theo Encyclopedia Britannica)

Bộ luật Lao động năm 2019 qui định: "Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ."

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Về quyền

a) Tuyển dụng, bố trí, quản , điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử vi phạm kỉ luật lao động;

b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo qui định của pháp luật;

c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích kí kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;

đ) Các quyền khác theo qui định của pháp luật.

Về nghĩa vụ 

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

d) Thực hiện qui định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận năng nghề cho người lao động. (Theo Bộ luật Lao động năm 2019)

Hoàng Huy

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.