Nghiên cứu định lượng (Quantitative research) là gì?
Hình minh họa. Nguồn: QuestionPro
Nghiên cứu định lượng (Quantitative research)
Định nghĩa
Nghiên cứu định lượng trong tiếng Anh là Quantitative research.
Nghiên cứu định lượng là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kĩ thuật vi tính.
Cũng có thể hiểu như sau:
Nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lí thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.
Thuật ngữ liên quan
Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, không chỉ trong các ngành khoa học truyền thống mà còn trong nghiên cứu thị trường và các bối cảnh khác.
Nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lí do ảnh hưởng đến hành vi này.
Mục tiêu
- Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lí thuyết hoặc các giả thuyết liên quan tới các hiện tượng.
- Quá trình đo lường là trung tâm của nghiên cứu định lượng bởi vì nó cung cấp các kết nối cơ bản giữa quan sát thực nghiệm và biểu thức toán học của các mối quan hệ định lượng.
- Để lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) thông qua việc áp dụng các công cụ phân tích thống kê. Nghiên cứu định lượng thường được áp dụng khi:
+ Mô hình nghiên cứu đã khá rõ ràng và cụ thể.
+ Kiểm định giả thuyết nghiên cứu có được từ lí thuyết.
Đặc trưng
- Nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm dịch lí thuyết, sử dụng mô hình khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp nghiên cứu định lượng có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan.
- Tính đại diện của mẫu là hết sức quan trọng
+ Cách lựa chọn (ngẫu nhiên, theo tỉ lệ, thuận tiện…);
+ Qui mô mẫu.
- Thu thập thông tin có cấu trúc định trước.
- Các nhân tố trong mô hình phải được đo lường hoặc chuyển hóa về những con số.
Ví dụ: niềm tin/niềm hy vọng/cảm xúc…
- Phân tích thông tin có tính thống kê.
Các bước trong thiết kế nghiên cứu định lượng
(1) Xác định mô hình và mối quan hệ của các nhân tố
(2) Xác định biến số (cho các nhân tố)
(3) Xác định thước đo cho các biến số
(4) Xác định nguồn thông tin và phương pháp thu thập
(5) Xác định phương pháp phân tích thông tin (các công cụ thống kê)
(Tài liệu tham khảo: Phương pháp nghiên cứu khoa học, Tổ hợp giáo dục Topica)