|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phỏng vấn sâu (Depth Interview) là gì? Đặc trưng của phương pháp phỏng vấn sâu

10:21 | 15/10/2019
Chia sẻ
Phỏng vấn sâu (tiếng Anh: Depth Interview) là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin.
depth-interview-brand-behavior-qualitative-research-marketing-840x560

Hình minh họa. Brand Behavior

Phỏng vấn sâu (Depth Interview)

Định nghĩa

Phỏng vấn sâu trong tiếng Anh là Depth Interview. Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy.

Đặc trưng của phương pháp phỏng vấn sâu

Một số điểm mấu chốt

- Sự lặp lại của các cuộc đối thoại: Thời gian

- Cuộc đối thoại giữa nhà nghiên cứu và đối tượng: Bình đẳng

- Tìm hiểu quan điểm của đối tượng

- Tìm hiểu đối tượng trong ngôn ngữ tự nhiên của chính họ

Những điểm hạn chế

- Các câu trả lời không được chuẩn hóa nên khó lượng hóa

- Phỏng vấn viên có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm dễ gây áp lực cho người cung cấp thông tin

- Việc phân tích tốn nhiều thời gian

Khi nào cần sử dụng phỏng vấn sâu?

- Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ

- Nghiên cứu thăm dò, khi chưa biết những khái niệm và biến số

- Khi cần tìm hiểu sâu

- Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần số

Ai có thể thực hiện phỏng vấn sâu?

- Người nắm rõ vấn đề nghiên cứu

- Người được huấn luyện tốt

- Người có kinh nghiệm trong tiếp xúc với những người thuộc các thành phần xã hội khác nhau

- Người kiên nhẫn và biết lắng nghe người khác.

Kĩ thuật phỏng vấn sâu

- Phỏng vấn không cấu trúc

- Phỏng vấn bán cấu trúc

Các loại câu hỏi thường sử dụng trong phỏng vấn sâu

- Câu hỏi mô tả: Yêu cầu đối tượng mô tả về sự kiện, người, địa điểm hay kinh nghiệm của họ. Được sử dụng để bắt đầu cuộc phỏng vấn làm cho đối tượng cảm thấy yên tâm vì tạo cho họ cảm giác chủ động.

- Câu hỏi cơ cấu: Tìm hiểu xem đối tượng sắp xếp kiến thức của họ như thế nào.

- Câu hỏi đối lập: Đối tượng so sánh các sự kiện và trao đổi về ý nghĩa của các sự kiện đó.

- Câu hỏi về quan điểm/giá trị: Tìm hiểu quá trình tư duy và phân tích của đối tượng, họ nghĩ gì về những người nào đó, vấn đề, hay sự kiện nào đó.

- Câu hỏi về cảm nhận: Tìm hiểu phản ứng tình cảm của đối tượng.

- Câu hỏi về kiến thức: Tìm hiểu xem đối tượng thực sự có những thông tin gì và quan điểm của họ về những điều đó.

- Câu hỏi về cảm giác: Tìm hiểu về những gì mà đối tượng nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy... Người được phỏng vấn mô tả về các tác động mà họ là đối tượng.

- Câu hỏi về tiểu sử: Tìm hiểu một số đặc điểm cá nhân của đối tượng.

(Tài liệu tham khảo: Phương pháp nghiên cứu khóa học, Tổ hợp giáo dục Topica)

An Chi