Mua đồ hộ, giao hàng gián tiếp và những chính sách của công ty gọi xe công nghệ nhằm hạn chế tối đa tiếp xúc của khách và tài xế
Dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải thực hiện những chính sách mới nhằm ứng phó. Các công ty gọi xe công nghệ, với đặc thù khách hàng và đối tác tài xế phải tiếp xúc nhiều với nhau trong không gian gần, cũng không phải ngoại lệ.
Ngay từ những ngày đầu tháng 3, Be đã triển khai dịch vụ "be Đi chợ" nhằm hỗ trợ những khách hàng không có điều kiện ra khỏi nhà, nhằm giảm tối đa khả năng tiếp xúc. Đây là một dịch vụ tương đối giống với NowFresh bên Now.
Vời be Đi chợ, khách hàng có thể yêu cầu tài xế đi mua các nhu yếu phẩm giao đến tận nhà. Với đặc thù của dịch vụ, Be khuyến khích tài xế và khách hàng lựa chọn mua sắm tại các điểm có in hóa đơn bán lẻ như siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, nhà thuốc lớn.
Ngoài ra, Be cũng qui định số tiền tối đa cho mỗi lần mua của khách hàng là 500.000 đồng. Sau khi giao hàng, tài xế sẽ gửi lại hóa đơn cho khách.
Cùng một mô hình kinh doanh nhưng ở qui mô lớn hơn, Grab và Go-jek, đối tác quốc tế đứng đằng sau Go-Viet, đã triển khai dịch vụ giao món ăn gián tiếp ở các mảng Grabfood và GoFood.
Nếu như Go-jek mới bắt đầu yêu cầu các tài xế giao món giữ khoảng cách 2 mét với khách hàng tại thị trường nội địa Indonesia, Grab đã nhanh chóng đẩy mạnh ở Indonesia, Thái Lan, Singapore và Philippines. Giao hàng gián tiếp tại Việt Nam sẽ bắt đầu xuất hiện tại Hà Nội, trước khi Grab triển khai ra các địa phương khác.
Ngoài ra, Grab Việt Nam khuyến khích khách hàng sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt. Trong trường hợp khách hàng không sử dụng ví điện tử Moca của Grab, khách đặt Grabfood qua dịch vụ giao hàng gián tiếp có thể thanh toán bằng phong bì để hạn chế tối đa sự tiếp xúc.
Tới sáng ngày 23/3, Grab Việt Nam tiến thêm một bước nữa trong mảng dịch vụ. Với GrabMart, khách hàng có thể lựa chọn mua các nhu yếu phẩm mà không cần ra khỏi nhà, qua đó giảm bớt nguy cơ tiếp xúc với nhiều người khác trong mùa dịch.
GrabMart có phần tương tự như be Đi chợ nhưng có vẻ "bài bản" hơn. Grab sẽ cung cấp một danh sách các đối tác siêu thị, hiệu thuốc, cửa hàng tiện lợi.... cho khách hàng lựa chọn sẵn để mua hàng.
Việc có sẵn một danh sách các đối tác, có thể làm hạn chế khả năng lựa chọn của khách. Tuy nhiên chính sách này lại đem đến nhiều điều tích cực. Điều đầu tiên là sự minh bạch hóa trong các đơn hàng, tránh trường hợp khách hoặc tài xế gian lận.
Ngoài ra, khi khách hàng đặt đơn, đơn sẽ chuyển trực tiếp tới cửa hàng thay vì chuyển cho tài xế như các dịch vụ giao đồ ăn khác. Nhân viên bán hàng sẽ chuẩn bị sẵn hàng trong lúc tài xế đến nơi. Việc này sẽ tiết kiệm tối đa thời gian và nguồn lực cho các bên.
Tương tự các dịch vụ khác của Grab, GrabMart đã được thử nghiệm tại Indonesia và Thái Lan trước đó. Phía Grab cho biết công ty sẽ tiếp tục mở rộng các hệ thống đối tác để gia tăng tối đa sự lựa chọn cho khách hàng.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/