|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mối quan hệ đại diện (Agency relationship) là gì? Xung đột lợi ích trong mối quan hệ đại diện

09:18 | 23/10/2019
Chia sẻ
Mối quan hệ đại diện (tiếng Anh: Agency relationship) xuất hiện bất cứ khi một người nào đó (người chủ) kí hợp đồng với người khác (người đại diện) để thực hiện các công việc thay cho người chủ và đại diện cho lợi ích của người chủ.
Agency relationship

Hình minh họa

Mối quan hệ đại diện (Agency relationship)

Khái niệm

Mối quan hệ đại diện trong tiếng Anh là Agency relationship.

Mối quan hệ đại diện xuất hiện bất cứ khi một người nào đó (người chủ) kí hợp đồng với người khác (người đại diện) để thực hiện các công việc thay cho người chủ và đại diện cho lợi ích của người chủ. Trong mối quan hệ đại diện, người đại diện có quyền đưa ra các quyết định thay cho người chủ. Vấn đề phát sinh khi người đại diện không có cùng lợi ích với người chủ.

Xung đột lợi ích trong mối quan hệ đại diện

Trong doanh nghiệp, xung đột lợi ích thường xuất hiện, đặc biệt là giữa chủ sở hữu và người quản lí. Ở Mỹ, các công ty cổ phần nhận được rất nhiều sự chú ý vì hình thức tổ chức dạng công ty cổ phần là phổ biến. Trong một công ty cổ phần lớn, chúng ta thường thấy có sự tách rời quyền sở hữu công ty và họ lựa chọn ban giám đốc, là người điều hành hoạt động của công ty. Lí thuyết đại diện có ý nghĩa quan trọng đối với cấu trúc của một công ty cổ phần bởi vấn đề đại diện - sở hữu giữa các nhà quản lí và cổ đông.

Do qui mô lớn của các công ty cổ phần hiện đại và có hàng ngàn cổ đông, nên sự tương tác hàng ngày giữa chủ sở hữu và người quản lí là không thực tế. Ví dụ, lấy trường hợp của công ty Coca Cola, là tập đoàn sản xuất một trong những sản phẩm dễ nhận biết nhất trên thế giới.

Trong năm 2008, giá trị thị trường của công ty là hơn 100 tỉ USD và công ty có hơn 300,000 cổ đông. Rõ ràng, các nhà quản lí không thể thường xuyên gặp gỡ với tất cả các người chủ sở hữu. Khoảng một nửa số cổ phiếu được nắm giữ bởi các nhà đầu tư tổ chức. Thậm chí việc gặp gỡ thường xuyên giữa các nhà quản lí và các tổ chức này cũng không khả thi vì con số này vượt quá 1,000 tổ chức. Việc tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lí có thể mang lại sự phồn vinh cho doanh nghiệp nếu các nhà quản lí thực sự hành động vì lợi ích tốt nhất của cổ đông.

Nhiều lí thuyết tài chính đã tập trung vào việc làm thế nào để thiết kế một hợp đồng thù lao tối ưu (optimal compensation contract) nhằm hòa hợp lợi ích giữa các cổ đông và nhà quản lí. Thiết kế tốt nhất của một hợp đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm liệu có nên giám sát hành động của nhà quản lí, mức độ bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản lí và cổ đông, sự tương xứng với kết quả kinh doanh, và sự khác nhau trong thời gian tham gia vào công ty giữa nhà quản lí và cổ đông.

Để khuyến khích các nhà quản lí, người sở hữu phải đưa ra bao gồm cả phần thưởng và hình phạt trong hợp đồng thù lao, được gọi là "củ cà rốt và cây gậy - carrots and sticks)

(Tài liệu tham khảo: TÀI CHÍNH HÀNH VI, Tâm lí học, Ra quyết định, và Thị trường, Lucy FAckert, Richard Deaves, NXB Kinh Tế TP.HCM)

TH