|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình SCAMPER là gì? Nội dung

16:39 | 10/06/2020
Chia sẻ
Mô hình SCAMPER là kĩ năng tư duy tổng hợp do Michael Mikalko sáng tạo nên, là công cụ tư duy khá hiệu quả trong việc tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh mới.
Mô hình SCAMPER là gì? Nội dung - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: sketchbookstrategy)

Mô hình SCAMPER

Khái niệm

Mô hình SCAMPER là kĩ năng tư duy tổng hợp do Michael Mikalko sáng tạo nên, là công cụ tư duy khá hiệu quả trong việc tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh mới. 

Nội dung

SCAMPER là từ ghép cấu tạo từ chữ đầu của nhóm từ sau: Substitute, Combine, Adapt, Modify, Put, Eliminate, và Reverse.

- S(ubstitute): Với 1 sản phẩm, hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác? Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa điểm? Đối tượng?....

- C(ombine) Hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng.

- A(dapt): Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không?

- M(odify): Tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính (ví dụ như màu sắc, âm thanh, hương vị, hình thức mẫu mã,...)

- P(ut): Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác?

- E(liminate): Loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu loại đi hàng loạt các qui trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội...

- R(everse): Có thể lật ngựợc vấn đề?

Ví dụ

Trường hợp sản phẩm Kinder Egg của hãng Ferrero (Ý) có thể coi là một ví dụ minh họa hữu ích. Kinder Eggs lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường Italia những năm 1972 là "đứa con cưng" của hãng chế biến thực phẩm nổi tiếng Ferrero. 

Điều bất ngờ mà Kinder Egg đem tới chính là những món đồ chơi thú vị nằm bên trong quả trứng sô cô la sữa. Mỗi món đồ chơi tí hon được sắp gọn ghẽ trong một quả trứng bằng nhựa dẻo và chỉ có thể được khám phá khi tách đôi quả trứng đặc biệt này ra.

Thuật ngữ liên quan

Cơ hội kinh doanh là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng kinh doanh mới.

Ý tưởng và cơ hội là hai khái niệm khác nhau. Ý tưởng là những thứ hiện ra hoặc được suy tưởng trong tâm trí con người. Trong khi đó, cơ hội kinh doanh là các yếu tố thuận lợi ở môi trường bên ngoài giúp cho con người đạt mục đích nhất định trong kinh doanh.

(Tài liệu tham khảo: Lập Kế hoạch Kinh doanh, Thạc sĩ Hoàng Thị Thanh Hương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Phát triển Doanh nghiệp, 2012)

Diệu Nhi