|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình kim cương Porter (Porter Diamond) là gì?

10:22 | 16/05/2020
Chia sẻ
Mô hình kim cương Porter là mô hình phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh đồng thời đánh giá một quốc gia hay vùng lãnh thổ có môi trường kinh doanh vi mô lành mạnh hay không.
Mô hình kim cương Porter (Porter Diamond) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Pinterest)

Mô hình kim cương Porter

Khái niệm

Mô hình kim cương Porter trong tiếng Anh gọi là: Porter Diamond.

Mô hình kim cương Porter, hay được gọi là Lí thuyết về lợi thế quốc gia của Porter Diamond, là: 

Một mô hình được thiết kế để hiểu được lợi thế cạnh tranh nhờ một số yếu tố có sẵn mà các quốc gia hoặc các nhóm sở hữu, và giải thích cách các chính phủ có thể hành động như một chất xúc tác để cải thiện vị thế của một quốc gia trong môi trường kinh tế cạnh tranh toàn cầu. 

Mô hình được phát triển bởi Michael Porter, một chuyên gia được công nhận về lĩnh vực chiến lược công ty và cạnh tranh kinh tế, đồng thời là người sáng lập Viện Chiến lược và Năng lực cạnh tranh tại Trường Kinh doanh Harvard.

(Theo: Investopedia)

Nội dung

Mô hình kim cương của Giáo sư Michael Porter phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh đồng thời đánh giá một quốc gia hay vùng lãnh thổ có môi trường kinh doanh vi mô lành mạnh hay không. Mô hình đưa ra 4 nhân tố tác động qua lại lẫn nhau và quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia/vùng lãnh thổ đó là:

Mô hình kim cương Porter (Porter Diamond) là gì? - Ảnh 2.

(Nguồn: Tạp chí Công thương)

- Điều kiện đầu vào sẵn có: Điều kiện sẵn có của một môi trường kinh doanh bao gồm tính hiệu quả, chất lượng và sự chuyên môn hóa của các điều kiện sẵn có cho doanh nghiệp. 

Các điều kiện này sẽ có tác động đến năng lực sáng tạo và năng suất lao động, bao gồm: vốn, con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất và hành chính, công nghệ thông tin. Các yếu tố này cần được kết hợp một cách đầy đủ để tạo sơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh.

- Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty: Các qui định, qui tắc, cơ chế khuyến khích và áp lực chi phối loại hình, mức độ cạnh tranh địa phương tạo ra những ảnh hưởng lớn tới chính sách thúc đẩy năng suất.

- Các điều kiện về nhu cầu: Nhu cầu thị trường ảnh hưởng tới qui mô và tăng trưởng thị trưởng đồng thời liên quan đến cả tính chất khách hàng. 

Nhìn chung, môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ có mức cầu cao từ các nhóm khách hàng địa phương phức tạp, do đó buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn mới có khả năng thành công.

- Các ngành hỗ trợ và có liên quan: Để có được sự thành công của môi trường kinh doanh vi mô cần có được số lượng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phương và thay vì từng ngành công nghiệp riêng lẻ cần có các cụm ngành.

- Ngoài ra, cơ hội và chính phủ là hai yếu tố quyết định ảnh hưởng đến môi trường, có tác động gián tiếp đến bốn yếu tố chính. (Theo: Các yếu tố của mô hình kim cương porter: Một phân tích về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, TS. Nguyễn Thanh Hoàng, Nguyễn Quang Trung, Trần Mạnh Giàu, Tạp chí Công Thương 2020)

(Tài liệu tham khảo: Giới thiệu về "Mô hình kim cương" của Michael Porter, ThS. Trần Thu Thủy, Trường Đại học Hà Tĩnh) 

Tuyết Nhi