|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mark-down trong chứng khoán là gì? Những điều cần biết về mark-down

16:45 | 11/05/2020
Chia sẻ
Mark-down trong tài chính là sự chênh lệch giữa giá hỏi mua cao nhất hiện tại trong các dealer trên thị trường chứng khoán, và giá thấp hơn mà một dealer tính cho khách hàng.
Mark-down trong chứng khoán là gì? Những điều cần biết về mark-down - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Yahoo Finance)

Mark-down

Khái niệm

Mark-down trong tài chính là sự chênh lệch giữa giá hỏi mua cao nhất hiện tại trong các dealer trên thị trường chứng khoán, và giá thấp hơn mà một dealer tính cho khách hàng. Các dealer đôi khi sẽ cung cấp giá thấp hơn để kích thích giao dịch; với suy nghĩ để bù đắp cho những tổn thất bằng khoản hoa hồng kiếm thêm. 

Chênh lệch giá mua - giá bán

Trong tài chính, giá hỏi mua là lượng mà người mua đang trả giá. Giá chào bán là số tiền mà người bán sẵn sàng chấp nhận. Chênh lệch giữa giá hỏi mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất được gọi là chênh lệch giá mua - giá bán

Thị trường nội bộ là nơi các giao dịch chứng khoán cụ thể xảy ra giữa các nhà tạo lập thị trường (là các dealer đáp ứng các tiêu chí cụ thể). Thị trường nội bộ thường có giá thấp hơn và chênh lệch nhỏ hơn so với thị trường cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. 

Mark-down và Mark-up trong tài chính

Lấy giá của thị trường nội bộ trừ đi giá mà dealer tính phí cho khách hàng bán lẻ sẽ được một khoản chênh lệch. Khoản chênh lệch này được gọi là mark-down nếu mức chênh lệch âm. Nếu mức chênh lệch dương thì được gọi là mark-up. 

Mark-up thường phổ biến hơn vì các nhà tạo lập thị trường thường có thể có được giá cả thuận lợi hơn so với các khách hàng bán lẻ. Các nhà tạo lập thị trường có thể mua chứng khoán với số lượng lớn, và thị trường nội bộ có tính thanh khoản cao hơn. 

Tuy nhiên, có những tình huống mà trong đó xảy ra mark-down. Ví dụ, một đợt phát hành trái phiếu đô thị có thể không có nhiều nhu cầu mua như một dealer tưởng. Trong trường hợp này, họ có thể bị buộc phải giảm giá để giải quyết hết số hàng tồn của họ. Các dealer có thể tin rằng bằng việc mark-down giá, họ có thể tạo ra đủ các giao dịch để bù lỗ thông qua hoa hồng. 

Có phải tiết lộ giá mark-down không?

Điều quan trọng cần lưu ý là các công ty tài chính không phải tiết lộ giá mark-up và mark-down trong các giao dịch ủy nhiệm. Vì vậy, một nhà đầu tư khó có thể nhận thức được mức chênh lệnh về giá. Một giao dịch ủy nhiệm xảy ra khi một dealer bán chứng khoán từ tài khoản của chính họ và tự chịu rủi ro. Một giao dịch đại lí xảy ra khi một broker tạo điều kiện cho một giao dịch giữa khác hàng và một thực thể khác. 

Các broker-dealer được yêu cầu tiết lộ cách thức giao dịch được hoàn thành ở trong xác nhận giao dịch, cùng với bất kì khoản hoa hồng nào. Tuy nhiên, họ không bị yêu cầu tiết lộ giá mark-up và mark-down, ngoại trừ một số trường hợp nhất định. 

Lưu ý đặc biệt: sự chênh lệch quá mức

Các cơ quan quản lí thường coi việc mark-up và mark-down hơn 5% là không hợp lí, nhưng đây cũng chỉ là một nguyên tắc chỉ đạo. Mark-down từ 5% đến 10% có thể được biện bạch dựa trên các thị trường hiện hành. 

Các điều kiện thị trường liên quan bao gồm: loại chứng khoán, mô hình mark-up và mark-down rộng hơn của dealer, và giá của chứng khoán. Mức chênh lệch không tiết lộ trên 10% đối với chứng khoán được giao dịch thì bị coi là gian lận. 

Theo nguyên tắc chung, các broker tốt nhất thường giữ mức chênh lệch thấp hơn nhiều so với mức độ quá cao trên thị trường tài chính đang cạnh tranh gay gắt. Mức chênh lệch cao cũng có nhiều khả năng là một vấn đề đối với chứng khoán được giao dịch thưa thớt. 

(Theo Investopedia)

Ích Y