|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Luật thanh toán tín dụng công bằng (Fair Credit Billing Act - FCBA) là gì? Đặc điểm

11:27 | 31/03/2020
Chia sẻ
Luật thanh toán tín dụng công bằng (tiếng Anh: Fair Credit Billing Act - FCBA) được thiết kế bởi Luật liên bang năm 1974 để bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hoạt động thanh toán tín dụng không công bằng.
Luật thanh toán tín dụng công bằng (Fair Credit Billing Act - FCBA) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: NOVO Credit Repair.

Luật thanh toán tín dụng công bằng

Khái niệm

Luật thanh toán tín dụng công bằng trong tiếng Anh là Fair Credit Billing Act, viết tắt là FCBA.

Luật thanh toán tín dụng công bằng (FCBA) được thiết kế bởi Luật liên bang năm 1974 của Mỹ để bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hoạt động thanh toán tín dụng không công bằng.

Đặc điểm của Luật thanh toán tín dụng công bằng

Luật thanh toán tín dụng công bằng (FCBA) đưa ra các quyền của người tiêu dùng đối với các khoản phí của nhà phát hành thẻ tín dụng như sau:

1. Người tiêu dùng có 60 ngày kể từ khi nhận được hóa đơn thẻ tín dụng để tranh chấp một khoản phí với công ty phát hành thẻ. Các khoản phí phải trên 50 USD để đủ điều kiện tranh chấp. Chúng có thể trái phép, hiển thị ngày hoặc số tiền không chính xác hoặc có lỗi tính toán. Nếu hàng hóa hoặc dịch vụ không được giao, khoản phí đó có thể bị tranh chấp.

2. Người tiêu dùng phải khiếu nại bằng văn bản và gửi thư cho nhà phát hành. Ủy ban Thương mại Liên bang đã đăng biểu mẫu chuẩn lên trang web của mình.

3. Nhà phát hành thẻ có 30 ngày để xác nhận đã nhận được khiếu nại. Sau đó, họ có 2 chu kì thanh toán để hoàn thành việc điều tra của họ; trong thời gian đó, tổ chức phát hành không được phép cố gắng thu tiền thanh toán, tính lãi cho khoản đó hoặc báo cáo cho văn phòng tín dụng đó là khoản thanh toán muộn. 

Những hạn chế này chỉ áp dụng cho các khoản thanh toán đang tranh chấp, còn các khoản phí khác vẫn được thực hiện trong cùng chu kì thanh toán, vẫn có thể tích lũy lãi và được báo cáo là một khoản thanh toán muộn nếu không thanh toán đúng hạn.

3. Nếu nhà phát hành thẻ thấy rằng khoản thanh toán bị tranh chấp là không hợp lệ, thì phải sửa lỗi và hoàn trả bất kì khoản phí hoặc lãi nào được tính. Nếu không phát hiện lỗi đối với khoản thanh toán này, nhà phát hành thẻ phải giải thích cho những phát hiện đó theo yêu cầu, đồng thời cung cấp tài liệu để sao lưu chúng. 

Người tiêu dùng có thể kiểm tra kết quả điều tra trong vòng 10 ngày, tại thời điểm đó, tổ chức phát hành phải thêm một lưu ý cho khoản phí. Tuy nhiên, công ty phát hành vẫn có thể cố gắng thu tiền thanh toán của khoản phí đó.

4. Nếu thẻ bị mất hoặc bị đánh cắp, người tiêu dùng có thể tranh chấp chi phí qua điện thoại thay vì bằng văn bản. Nếu người dùng trái phép thực hiện mua hàng bằng thẻ, các khoản nợ của chủ thẻ được giới hạn ở mức 50 USD (mà các nhà phát hành thường đồng ý thanh toán). 

Nếu một người được ủy quyền sử dụng thẻ nhưng thực hiện giao dịch mua trái phép với thẻ đó, các khoản phí đó sẽ không được qui định trong Luật thanh toán tín dụng công bằng và chủ thẻ phải chịu trách nhiệm cho những khoản thanh toán đó.

5. Nếu người tiêu dùng có tranh chấp với một cửa hàng chấp nhận thanh toán thẻ, họ có thể yêu cầu nhà phát hành thẻ rút lại khoản thanh toán và yêu cầu nhà phát hành giúp giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, công ty phát hành không bắt buộc phải giải quyết tranh chấp này. Người tiêu dùng phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định để tận dụng quyền này: họ phải liên hệ với nhà cung cấp trước, và trừ khi các nhà cung cấp cũng là nhà phát hành thẻ, hóa đơn phải lớn hơn 50 USD và được thực hiện trong vòng 100 dặm tính từ địa chỉ gửi thư của chủ thẻ.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy