|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Luật Anh - Mỹ (Common Law) là gì? Hình thức pháp luật

10:45 | 03/01/2020
Chia sẻ
Luật Anh - Mỹ (tiếng Anh: Common Law) là một hệ thống luật pháp có nguồn gốc từ Anh và lan rộng sang Australia, Canada, Mỹ và những nước cựu thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh.
Luật Anh - Mỹ (Common Law) là gì? Hình thức pháp luật - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: The Blue Diamond Gallery

Luật Anh - Mỹ

Khái niệm

Luật Anh - Mỹ trong tiếng Anh là Common Law.

Luật Anh - Mỹ là một hệ thống luật pháp có nguồn gốc từ Anh và lan rộng sang Australia, Canada, Mỹ và những nước cựu thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh.

Luật Anh - Mỹ ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong các trường hợp bất thường trong đó kết quả không thể được xác định dựa trên các đạo luật hiện hành hoặc các qui tắc bằng văn bản của pháp luật. 

Cơ sở của luật Anh - Mỹ là theo dõi thực tiễn và các tiền lệ pháp lí do tòa án quốc gia thông qua việc giải thích các qui chế, pháp luật và sự điều hành trước đó. Các quốc gia sử dụng luật Anh - Mỹ (như Viện Quý tộc ở Anh và Quốc hội Mỹ) nắm giữ quyền lực cuối cùng trong việc thông qua hoặc sửa đổi luật. 

Tại Mỹ, vì Hiến pháp Hoa Kỳ rất khó khăn trong việc sửa đổi, Tòa án tối cao và thậm chí các tòa án cấp thấp cũng được hưởng sự linh hoạt đáng kể trong việc diễn giải luật. Và bởi vì luật Anh - Mỹ cởi mở hơn đối với các quyết định của ton án, nó có tính linh hoạt hơn các hệ thống luật pháp khác. 

Như thế, hệ thống luật Anh - Mỹ có quyền lực đáng kể để diễn giải pháp luật dựa trên những hoàn cảnh riêng của từng trường hợp cá nhân, bao gồm các tình huống tranh chấp kinh doanh thương mại khác. 

Hình thức pháp luật

Các hệ thống pháp luật thuộc hệ thống luật Anh - Mỹ ít, nhiều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật của Anh và thừa nhận án lệ như nguồn luật chính thống, tức là thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp. Học thuyết này chi phối hệ thống luật án lệ theo hướng: các phán quyết đã tuyên của tòa án cấp trên nói chung có giá trị ràng buộc tòa án cấp dưới trong quá trình xét xử các vụ việc hiện tại (nguyên tắc Stare Decisis).

Hệ thống án lệ này sẽ được phát triển qua các vụ việc được tòa án xét xử. Hệ quả tích cực của nó là làm thành một hệ thống luật Anh - Mỹ mở, gần gũi với đời sống thực tế, tạo nên tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo và linh hoạt trong tư duy pháp luật. 

Tuy nhiên dù án lệ có thể đã tồn tại trong một khoảng thời gian nhưng những qui phạm tiềm ẩn trong án lệ không còn phù hợp để điều chỉnh các quan hệ trong xã hội vì xã hội thì ngày càng thay đổi, phát triển. Trong vài thập kỉ gần đây, trong các hệ thống pháp luật này, án lệ không còn là nguồn luật duy nhất mà luật thành văn đã ngày càng trở thành nguồn luật quan trọng, thậm chí là nguồn luật quan trọng hàng đầu, đặc biệt đối với những lĩnh vực không có án lệ.

Luật Anh - Mỹ từng cách li hóa một số nhóm nhất định 

Khi các thẩm phán trình bày các tiền lệ áp dụng cho một vụ án, họ có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến các tiêu chí mà bồi thẩm đoàn sử dụng để giải thích một vụ án. Trong lịch sử, các quyết định cũ của luật Anh - Mỹ đã dẫn đến sự ra đi không công bằng hoặc trao quyền cho một số nhóm nhất định. 

Cho dù những điều đó đã lỗi thời hoặc thể hiện sự thiên vị, các quyết định trong quá khứ khứ tiếp tục định hình các phán quyết trong tương lai cho đến khi những thay đổi của xã hội thúc đẩy cơ quan tư pháp lật đổ tiền lệ.

Hệ thống này gây khó khăn cho các bên ngoài lề trong việc theo đuổi các phán quyết có lợi, cho đến khi tư tưởng phổ cập hoặc luật dân sự thay đổi cách giải thích của luật Anh - Mỹ.

Các nhà nữ quyền trong thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, những người đấu tranh cho quyền của phụ nữ thường gặp phải những khó khăn như vậy. Chẳng hạn, ở Anh, luật Anh - Mỹ vào cuối những năm 1970 cho rằng, khi các cặp vợ chồng li dị, người bố được quyền nuôi con chứ không phải người mẹ, một sự thiên vị khiến phụ nữ bị bế tắc trong các cuộc hôn nhân.

(Theo Investopedia, Thư viện Pháp luật, Giáo trình Kinh doanh quốc tế, trường ĐH Ngoại thương, NXB Thống kê)

Ích Y