Liên doanh dựa trên dự án, không góp vốn cổ phần (Project-based, non-equity venture) là gì?
Liên doanh dựa trên dự án, không góp vốn cổ phần
Khái niệm
Liên doanh dựa trên dự án, không góp vốn cổ phần trong tiếng Anh là Project-based, non-equity venture.
Với mức độ ngày càng phổ biến trong việc kinh doanh qua biên giới, liên doanh dựa trên dự án, không góp vốn cổ phần là một sự hợp tác trong đó các đối tác tạo ra một dự án với một phạm vi tương đối hẹp và một thời gian biểu rõ ràng mà không tạo ra một pháp nhân mới.
Bằng cách kết hợp đội ngũ công nhân viên, các nguồn lực và các khả năng, các đối tác hợp tác cho đến khi liên doanh làm ăn có kết quả, hay cho đến khi cả hai bên không còn thấy lợi ích trong việc hợp tác nữa.
Các bên đối tác sẽ hợp tác phát triển chung về các công nghệ mới, các sản phẩm hay chia sẻ ý kiến chuyên môn với nhau. Sự hợp tác như vậy có thể giúp họ theo kịp đối thủ trong sự phát triển công nghệ.
Ví dụ minh họa
Sony đã phát triển bộ vi xử lí được dùng trong trò chơi Play Station 3 nhờ hợp tác với IBM và Toshiba. Liên doanh này đã dẫn tới việc tạo ra con chip Cell nhanh gấp 10 lần con chip Pentium mạnh nhất của Intel, cho phép chơi game với cấu hình đồ họa mạnh hơn.
Các liên doanh dựa trên dự án, không góp vốn cổ phần đặc biệt phổ biến trong những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. Một ví dụ là IBM và NTT, những công ty đã thiết lập mối quan hệ đối tác phương thức trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong mối liên kết này, IBM cung cấp các dịch vụ gia công phần mềm (outsourcing) cho NTT, đến lượt mình hãng vận tải viễn thông có uy tín của Nhật Bản cũng cung cấp các dịch vụ gia công phần mềm và các đầu mối liên lạc để bán các dịch vụ máy tính cho các khách hàng ở Nhật Bản.
Trong một ví dụ khác, công ty của Đức Siemens hợp tác với Motorola để phát triển thế hệ tiếp theo của wafer 300mm 12inch, một cải tiến quan trọng trong ngành công nghiệp chất bán dẫn toàn cầu.
Các chất bán dẫn là những vi mạch được sử dụng trong sản xuất các máy tính và hàng điện tử dân dụng. Trong khi Motorola cung cấp kiến thức chuyên môn về các sản phẩm logic tiên tiến và sản xuất ưu việt, thì Siemens đóng góp những kiến thức cao cấp về bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
- Dễ thành lập
- Cơ cấu ban quản lí đơn giản; có thể điều chỉnh dễ dàng
- Tận dụng những thế mạnh riêng của mỗi đối tác
- Có thể phản ứng lại nhanh chóng với những thay đổi của công nghệ và điều kiện thị trường
- Dễ định giới hạn
Khó khăn
- Chuyển giao kiến thức có thể không được thắng thắn giữa các đối tác
- Không cam kết vốn cổ phần; do đó, dựa phần lớn vào lòng tin, sự liên kết tốt và phát triển các mối quan hệ
- Xung đột khó giải quyết hơn
- Sự phân chia chi phí và lợi ích có thể làm cho mối quan hệ căng thẳng
(Theo Giáo trình Kinh doanh quốc tế, trường ĐH Ngoại thương, NXB Thống kê)