|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Liên doanh góp vốn cổ phần (Equity Joint Venture - EJV) là gì?

15:06 | 02/01/2020
Chia sẻ
Liên doanh góp vốn cổ phần (tiếng Anh: Equity Joint Venture, viết tắt: EJV) là một dạng của hợp tác trong đó một công ty được thành lập qua việc đầu tư hoặc góp tài sản chung của hai hay nhiều hãng đối tác để tạo nên một pháp nhân mới.
Liên doanh góp vốn cổ phần (Equity Joint Venture) là gì? - Ảnh 1.

Liên doanh góp vốn cổ phần

Khái niệm

Liên doanh góp vốn cổ phần trong tiếng Anh là equity joint venture.

Liên doanh góp vốn cổ phần là một dạng của hợp tác trong đó một công ty được thành lập qua việc đầu tư hoặc góp tài sản chung của hai hay nhiều hãng đối tác để tạo nên một pháp nhân mới. 

Đặc điểm

Một đối tác trong liên doanh có thể nắm giữ phần lớn, 50 - 50 hoặc nắm rất ít quyền sở hữu. Quyền sở hữu thường muốn nói đến mức độ kiểm soát; tuy nhiên, cách mà hội đồng quản trị được thành lập và quyền bỏ phiếu được phân phối giữa các đối tác như thế nào sẽ thể hiện chính xác hơn sức mạnh tương đối của các đối tác.

Các liên doanh góp vốn cổ phần được thành lập khi không có một bên nào sở hữu tất cả tài sản cần thiết để nắm quyền quyết định. Trong đầu tư quốc tế, đối tác nước ngoài thường đóng góp vốn, công nghệ, chuyên môn quản lí, đào tạo hoặc sản phẩm. 

Đối tác địa phương đóng góp nhà máy hoặc cơ sở vật chất kinh doanh khác, kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa địa phương, các bí quyết sản xuất định hướng thị trường, sự kết nối hữu ích với chính phủ của nước sở tại hoặc những yếu tố sản xuất với chi phí thấp hơn như lao động hay nguyên liệu thô. 

Các công ty phương Tây thường tìm kiếm các liên doanh để có thể thâm nhập nhanh hơn vào thị trường châu Á. Việc liên doanh cho phép công ty nước ngoài có được kiến thức về thị trường trọng tâm, tăng khả năng thâm nhập ngay lập tức tới hệ thống phân phối và các khách hàng, đạt được sự kiểm soát lớn hơn đối với các hoạt động ở địa phương. 

Ví dụ minh họa

Protect&Gamble (P&G) liên doanh góp vốn chung với Dolce & Gabbana (D&G), một thương hiệu thời trang của Ý. Trong giao dịch này, P&G sản xuất nước hoa, còn công ty của Ý sẽ quảng bá chúng trên thị trường châu Âu, tận dụng sức mạnh thương hiệu nổi tiếng của họ.

Samsung, một công ty đồ điện tử của Hàn Quốc, đã bắt đầu quốc tế hóa từ những năm 70 thông qua các liên doanh với những nhà cung ứng công nghệ của nước ngoài như NEC, Sanyo và Corning Glass Works. Mối quan hệ đối tác cho phép Samsung có được mẫu thiết kế sản phẩm và các cửa hàng phục vụ marketing và giúp cho ban quản lí tự tin hơn trong các hoạt động giao dịch với nước ngoài.

Khi năng lực đã được cải thiện, Samsung đã đầu tư ra sản xuất trên thế giới. Nỗ lực sản xuất ở nước ngoài đầu tiên của công ty là một liên doanh được mở năm 1982 ở Bồ Đào Nha. 

Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

- Mang lại mức kiểm soát lớn hơn đối với các phương hướng tương lai

- Sự chuyển giao kiến thức thuận tiện giữa các bên đối tác

- Những mục tiêu chung chi phối liên doanh

Khó khăn

- Cơ cấu ban quản lí phức tạp

- Sự phối hợp giữa các đối tác có thể là một việc đáng quan tâm

- Khó định giới hạn

- Đối mặt nhiều hơn với các rủi ro chính trị

(Theo Giáo trình Kinh doanh quốc tế, trường ĐH Ngoại thương, NXB Thống kê)

Hải Miên

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.