|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết qui kết (Attribution theory) là gì? Nội dung và ví dụ minh họa

16:28 | 24/09/2019
Chia sẻ
Lí thuyết qui kết (tiếng Anh: Attribution theory) giải thích về cách chúng ta đánh giá một người; các cách khác nhau trong việc dựa vào ý nghĩa mà chúng ta qui cho một hành vi nhất định.
Lí thuyết qui kết

Hình minh họa

Lí thuyết qui kết (Attribution theory)

Định nghĩa

Lí thuyết qui kết trong tiếng Anh là Attribution theoryLí thuyết qui kết được đưa ra để giải thích về cách chúng ta đánh giá một người; các cách khác nhau trong việc dựa vào ý nghĩa mà chúng ta qui cho một hành vi nhất định.

Nội dung lí thuyết qui kết

- Về cơ bản, thuyết này cho rằng: Khi quan sát hành vi của một cá nhân, chúng ta cố gắng xác định xem liệu hành vi đó xuất phát từ nguyên nhân bên trong hay bên ngoài. 

Các hành vi có nguyên nhân từ bên trong là những hành vi trong phạm vi kiểm soát của cá nhân. 

Các hành vi có nguyên nhân từ bên ngoài thường là kết quả của những nguyên nhân bên ngoài; nghĩa là hành vi của người đó được coi là do tình huống bắt buộc.

- Việc xác định nguyên nhân của một hành vi phụ thuộc vào ba yếu tố: 

(1) Tính riêng biệt

+ Tính riêng biệt đề cập tới việc liệu một cá nhân có thể hiện cùng một hành vi trong những tình huống khác nhau. Những gì chúng ta muốn biết là liệu hành vi của một cá nhân diễn ra thường xuyên hay không. 

+ Nếu đúng là hành vi của một cá nhân diễn ra không thường xuyên thì người quan sát có thể qui kết hành vi này là do nguyên nhân bên ngoài. Nếu hành động này không phải chỉ diễn ra có một lần, thì có thể nó sẽ được đánh giá là có nguyên nhân bên trong.

(2) Tính liên ứng

+ Nếu mọi người đối mặt với những tình huống tương tự phản ứng theo cách tương tự thì chúng ta có thể nói rằng hành vi thể hiện sự liên ứng. 

+ Theo quan điểm qui kết: Nếu như mức độ liên ứng là cao, thì nguyên nhân dẫn đến hành vi là nguyên nhân bên ngoài; trái lại, nếu tính liên ứng của hành vi thấp thì nguyên nhân dẫn đến hành vi là nguyên nhân bên trong.

(3) Tính nhất quán của hành vi

+ Tính nhất quán của hành vi là mức độ mà cá nhân phản ứng theo cùng một cách tại những thời điểm khác nhau. 

+ Nếu tính nhất quán cao thì nguyên nhân dẫn đến hành vi là nguyên nhân bên trong, ngược lại, nếu tính nhất quán thấp thì nguyên nhân dẫn đến hành vi là nguyên nhân từ bên ngoài.

Ví dụ minh họa nội dung của lí thuyết qui kết

Tính riêng biệtTính liên ứngTính nhất quán
Nguyên nhân bên trongNhân viên A có kết quả thực hiện công việc kém ở kì đánh giá 6 tháng đầu năm.Chỉ có nhân viên A có kết quả thực hiện công việc kém.Nhân viên A lại có kết quả thực hiện công việc kém ở kì đánh giá cuối năm.
Nguyên nhân bên ngoàiNhân viên A hoàn thành tốt công việc ba tháng đầu năm.Nhiều nhân viên cũng có kết quả thực hiện công việc thấp.Nhân viên A có kết quả thực hiện công việc tốt ở kì đánh giá cuối năm.

Kết luận

- Những nhân tố trên đây giải thích vì sao các hành vi tương tự không được hiểu một cách tương tự.

- Xuất phát từ nguyên nhân qui cho hành vi của cá nhân, các nhà quản sẽ có những phản ứng và cách xử khác nhau đối với các cá nhân khác nhau nhưng có cùng hành vi.

(Tài liệu tham khảo: Cơ sở hành vi của cá nhân trong tổ chức, Tổ chức giáo dục Topica)

Minh Lan

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.