|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết quan hệ trực tiếp (Cause in fact) là gì?

09:39 | 04/12/2019
Chia sẻ
Lí thuyết quan hệ trực tiếp (tiếng Anh: Cause in fact) là một trong những lí thuyết về quan hệ nhân quả trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
cif

Hình minh họa (Nguồn: Brigham Fordham)

Lí thuyết quan hệ trực tiếp

Khái niệm

Lí thuyết quan hệ trực tiếp trong tiếng Anh gọi là: Cause in fact.

Lí thuyết quan hệ trực tiếp cho rằng nguyên nhân của thiệt hại chính ra những sự kiện cuối cùng đã gây ra thiệt hại. Tức là nếu không có sự kiện đó thì thiệt hại đã không phát sinh. Trong quan hệ trực tiếp, vấn đề cần quan tâm là "nếu không … thì thiệt hại không xảy ra."

Lí thuyết quan hệ trực tiếp là một trong những lí thuyết về quan hệ nhân quả.

Quan hệ chủ đạo (proximate cause) cũng là một trong những lí thuyết về quan hệ nhân quả. 

Tuy nhiên, đối với pháp quan hệ chủ đạo, người ta cho rằng nguyên nhân của thiệt hại chính là những sự kiện chính và gần gũi nhất với thiệt hại. 

Có nghĩa là, các sự kiện đó không chỉ có khả năng gây ra thiệt hại mà làm tăng xác suất gây ra thiệt hại. Trong quan hệ chủ đạo, vấn đề cần quan tâm là "vì … đã xảy ra, nên khả năng gây ra thiệt hại đã trở nên lớn hơn nhiều."

Theo Ben Shahar (1999), có lẽ trong khoa học pháp lí, không có khái niệm nào nảy sinh nhiều tranh chấp hơn các quan điểm khác nhau về mối quan hệ nhân quả.

Tuy nhiên đối với các nhà kinh tế, thì quan hệ nhân quả không có nghĩa lắm, mà có ý nghĩa nhất trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là khả năng phòng tránh rủi ro của các bên. 

Thầm phán Hand đã đề ra nguyên tắc: bên nào có thể tránh thiệt hại với chi phí ít nhất, bên ấy có nghĩa vụ phải phòng tránh thiệt hại. Nếu để thiệt hại xảy ra, thì bên đó chính là bên đã có lỗi khi gây ra thiệt hại. 

Coase (1960) cho rằng tìm quan hệ nhân quả cũng không có nhiều ý nghĩa. Câu "người gây thiệt hại đã hành động, trong khi đang hành động, đã gây thiệt hại cho người bị thiệt hại" cũng chẳng khác gì câu "người bị thiệt hại đã hành động, trong khi đang hành động, đã gây thiệt hại cho chính mình." 

Calabresi (1970) cũng cùng quan điểm, cho rằng cơ chế tìm nguyên nhân và hậu quả chỉ làm cho các qui định của pháp luật thêm cứng nhắc chứ không giúp vấn đề giải quyết rõ hơn. 

Theo Cooter (1980), chỉ nên tính toán mối quan hệ nhân quả theo xác suất, có nghĩa là nếu một người có khả năng kiềm chế xác suất xảy ra thiệt hại mà không chịu kiềm chế, thì chính họ đã gây ra thiệt hại nếu tính theo mối quan hệ nhân quả. 

Cách giải quyết như vậy mới giải quyết tận gốc của vấn đề - làm sao cho thiệt hại lần sau không xảy ra nữa.

(Tài liệu tham khảo: Kinh tế Luật, TS. Lê Nết, NXB Tri thức, 2006)


Tuyết Nhi