Lí thuyết chủ quan của giá trị (Subjective Theory of Value) là gì? Đặc điểm và ứng dụng
Hình minh họa. Nguồn: Youtube.com
Lí thuyết chủ quan của giá trị
Khái niệm
Lí thuyết chủ quan của giá trị hay thuyết giá trị chủ quan trong tiếng Anh là Subjective Theory of Value.
Lí thuyết chủ quan của giá trị cho rằng giá trị của một vật không phải là vốn có mà thay vào đó giá trị này sẽ thay đổi tùy vào nhu cầu và độ mong muốn của mỗi người.
Lí thuyết chủ quan của giá trị xác định giá trị một mặt hàng bằng mức độ khan hiếm và hữu ích của nó, thay vì xác định giá trị của mặt hàng đó dựa trên số lượng tài nguyên và số giờ lao động đã được sử dụng để tạo ra nó.
Lí thuyết này được phát triển vào cuối thế kỉ 19 bởi các nhà kinh tế và nhà tư tưởng thời này, trong đó có Carl Menger và Eugen von Boehm-Bawerk.
Đặc điểm Lí thuyết chủ quan của giá trị
Quan điểm giá trị là chủ quan có nghĩa là nó không thể được đo lường một cách nhất quán.
Ví dụ: Một chiếc áo len tốt để giữ ấm có thể sẽ có giá trị với bạn hơn một đôi giày hàng hiệu trong mùa đông lạnh giá. Mặt khác, khi thời tiết nóng ơn, bạn sẽ không còn muốn sử dụng cái áo len này nữa, vì vậy mong muốn của bạn - và giá trị bạn đánh giá – cái áo len này giảm xuống.
Giá trị của chiếc áo len được xác định dựa trên mong muốn và nhu cầu của bạn đối với nó, và do đó giá trị của áo len là giá trị do bạn xác định không phải là giá trị vốn có của nó.
Ứng dụng Lí thuyết chủ quan của giá trị
Theo lí thuyết, có thể tạo ra hoặc gia tăng giá trị của một món hàng hóa bằng cách chuyển quyền sở hữu của hàng hóa đó cho một chủ sở hữu mới cho rằng giá trị của nó cao hơn.
Hoàn cảnh, tình huống, ý nghĩa văn hóa, tình cảm, sự hoài niệm và sự sẵn có đều có thể ảnh hưởng đến giá trị của một hàng hóa.
Ví dụ như các mặt hàng sưu tập như xe hơi cổ điển, thẻ bóng chày và truyện tranh được định giá ở mức cao hơn nhiều so với giá bán ban đầu của chúng. Giá trị của các mặt hàng này xuất phát từ nhu cầu mua nhưng cũng chịu ảnh hưởng của những mức giá người mua sẵn sàng trả cho người bán.
Khi các mặt hàng được đưa ra đấu giá, các nhà thầu cho biết giá trị mà họ tin rằng món hàng hiện có. Mỗi khi tăng giá thầu thì giá trị của món hàng đó tăng lên dù bản thân mặt hàng không có thay đổi gì về chức năng hay hình thức.
Tuy nhiên, giá trị món hàng sẽ khác với những người không cùng quan điểm với những người trả giá cao hơn trong buổi đấu thầu món hàng. Ví dụ, một tác phẩm nghệ thuật có liên quan đến một sự kiện ở một nơi cụ thể sẽ không giữ được giá trị của nó đối với người ở nơi khác.
(Theo Investopedia)