|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lập quĩ dự trữ bình ổn hối đoái là gì? Phương pháp tạo lập

10:02 | 06/02/2020
Chia sẻ
Lập quĩ dự trữ bình ổn hối đoái là một hình thức biến tướng của chính sách hối đoái. Mục đích của chính sách này là nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỉ giá hối đoái.
Lập quĩ dự trữ bình ổn hối đoái là gì? Phương pháp tạo lập - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: forexspringboard)

Lập quĩ dự trữ bình ổn hối đoái

Khái niệm

Quĩ dự trữ bình ổn hối đoái tạm dịch sang tiếng Anh là Exchange Stabilization Fund.

Lập quĩ dự trữ bình ổn hối đoái là một hình thức biến tướng của chính sách hối đoái. Mục đích của chính sách này là nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái. 

Thuật ngữ liên quan

- Chính sách ngoại hối là biện pháp mà ngân hàng trung ương hay các cơ quan ngoại hối của Nhà nước trực tiếp tác động vào tỷ giá hối đoái bằng cách dùng nghiệp vụ trực tiếp mua hoặc bán ngoại hối trên thị trường, khi có những biến động mạnh về tỷ giá hối đoái mà Nhà nước cần can thiệp.

- Tỷ giá hối đoái được hiểu là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện thông qua một đồng tiền khác.

- Thị trường hối đoái là thị trường trong đó các đồng tiền quốc gia được trao đổi với nhau và tỷ giá hối đoái được xác định, hay nói cách đơn giản là thị trường để đổi đồng tiền trong nước lấy đồng tiền nước ngoài và ngược lại.

Phương pháp tạo lập

Cho đến nay, có hai phương pháp tạo lập và sử dụng quĩ dự trữ bình ổn hối đoái:

- Dùng phương pháp phát hành trái phiếu kho bạc bằng tiền trong nước để tạo lập quĩ này 

Khi có luồng tiền tệ nước ngoài chạy vào thì bỏ tiền từ quĩ này ra để mua nhằm hạn chế tỷ giá hối đoái giảm xuống.

Khi có hiện tượng ngược lại thì xuất ngoại hối đã mua được của quĩ này ra bán và số bản tệ thu được do bán ngoại hối dùng để mua các trái phiếu kho bạc đã phát hành, do đó ngăn ngừa được hiện tượng tỷ giá hối đoái lên cao.

- Dùng vàng để tạo lập quĩ bình ổn hối đoái 

Trong trường hợp khi có luồng tiền tệ nước ngoài chạy vào nhiều thì bán vàng lấy tiền trong nước để mua ngoại hối nhằm giữ vững tỷ giá hối đoái.

Trong trường hợp khác, khi cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt, tương tự cũng bán vàng ra thu ngoại tệ vào để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, nhằm ổn định tỷ giá hối đoái.

Thực tế cho thấy, tác dụng của quĩ bình ổn tỷ giá hối đoái rất có hạn, vì khi một quốc gia đã bị khủng hoảng về kinh tế và khủng hoảng về ngoại hối thì lượng dự trữ của quĩ bình ổn tỷ giá sẽ giảm đi và không đủ khả năng để điều tiết tỷ giá.

Quĩ này ít nghiêm trọng và có nguồn tín dụng quốc tế hỗ trợ cho quốc gia đó.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính tiền tệ, NXB Tài chính. Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình Thanh toán quốc tế trong du lịch, TS. Trần Thị Minh Hoà, NXB Kinh tế Quốc dân, 2006)

Diệu Nhi