|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lao động cưỡng bức (Forced Labour) là gì? Dấu hiệu của lao động cưỡng bức

12:03 | 19/02/2020
Chia sẻ
Lao động cưỡng bức (tiếng Anh: Forced Labour) là việc dùng các thủ đoạn để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
Lao động cưỡng bức (Forced Labour) là gì? Dấu hiệu của lao động cưỡng bức - Ảnh 1.

Lao động cưỡng bức (Forced Labour) (Ảnh: Stock)

Lao động cưỡng bức (Forced Labour)

Lao động cưỡng bức - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Forced Labour hay Unfree Labour.

Lao động cưỡng bức hay cưỡng bức lao động, lao động khổ sai, lao động không tự nguyện... đề cập đến các tình huống trong đó những người lao động bị ép buộc làm việc thông qua việc sử dụng bạo lực hoặc đe dọa, hoặc bằng các biện pháp tinh vi hơn như nợ tích lũy, giữ giấy tờ tùy thân hoặc các thủ đoạn khác. (Theo International Labour Organization - ILO)

Bộ luật Lao động năm 2019 qui định: "Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ."

Một số dấu hiệu của lao động cưỡng bức

Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động

Bất kì một người nào đều có thể trở thành nạn nhân của cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, người thiếu trình độ, kiến thức luật pháp, có ít lựa chọn trong việc mưu sinh, thuộc về một nhóm dân tộc hoặc tôn giáo thiểu số, bị khuyết tật hoặc có những đặc ơn khác mà vì đó, họ bị cô lập khỏi cộng đồng dân cư là những người dễ bị rơi vào tình trạng bị lạm dụng và thường là nạn nhân của cưỡng bức lao động.

Lừa gạt 

Là tình trạng không thực hiện những gì đã hứa, bằng lời nói hoặc trên giấy tờ với NLĐ. Nạn nhân tình trạng này thường được tuyển chọn với lời hứa hấp dẫn về việc làm và thu nhập, nhưng khi họ làm việc thì điều kiện làm việc như đã hứa không được thực hiện, và còn bị rơi vào tình trạng điều kiện sống, làm việc bị lạm dụng mà không có khả năng thoát khỏi.

Hạn chế đi lại

NLĐ không có sự tự do đi đến và rời khỏi nơi làm việc, phải chịu những sự hạn chế đáng kể nào đó là dấu hiệu của tình trạng cưỡng bức lao động, ví dụ bị kiểm soát khi đi lại tại nơi làm việc, thông qua camera giám sát hoặc nhân viên bảo vệ, hoặc tại bên ngoài nơi làm việc.

Giữ giấy tờ tùy thân

Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, hộ chiếu… Trong nhiều trường hợp nếu không có giấy tờ tuỳ thân, NLĐ không thể tìm được một việc làm khác hoặc tiếp cận các dịch vụ cần thiết.

Giữ tiền lương

Việc chủ sử dụng trả tiền lương vào thời gian không cố định hoặc chậm trả lương không mặc nhiên có nghĩa là NLĐ rơi vào tình trạng cưỡng bức lao động. Nhưng khi tiền lương bị giữ một cách có hệ thống và chủ ý như là một biện pháp nhằm buộc NLĐ phải ở lại, và từ chối NLĐ cơ hội chuyển chủ sử dụng để chờ nhận được tiền lương, đây chính là cấu thành của việc cưỡng bức lao động. (Theo Pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ góc độ phát triển toàn diện, Phan Thị Nhật Tài, Học viện Khoa học Xã hội)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Huy

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.