|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lãi quý IV/2020 của TNG lao dốc vì giảm giá bán cho khách

14:34 | 20/01/2021
Chia sẻ
Dịch COVID-19 tại châu Âu làm cho một số đơn hàng phải giảm giá bán từ 1-2% so với giá ký ban đầu là nguyên nhân khiến lợi nhuận của TNG chỉ còn 23 tỷ đồng trong quý IV.

Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Mã: TNG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 với doanh thu đạt 955 tỷ đồng giảm 9% và lãi sau thuế chỉ đạt 23 tỷ đồng, giảm gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo giải trình của TNG nguyên nhân sụt giảm chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch bệnh ở châu Âu làm cho một số đơn hàng khách đã yêu cầu giảm giá bán từ 1-2% so với giá ký ban đầu. 

Trong khi đó, các khoản dự phòng tăng và các khoản chi phí đầu vào công ty vẫn phải duy trì thanh toán đúng theo quy định và hợp đồng đã ký.

Trong kỳ, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 37,3 tỷ đồng và hơn 55 tỷ đồng, tăng lần lượt 13% và 4% so với quý IV năm 2019. 

Tính chung 4 quý, TNG mang về hơn 4.484 tỷ đồng doanh thu và lãi hơn 152 tỷ đồng, giảm lần lượt 3% và gần 34% so với năm ngoái.

Năm 2020, TNG đăt mục tiêu doanh thu đạt 4.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 230 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2020, TNG thực hiện được hơn 97% kế hoạch doanh thu và 66% mục tiêu lãi sau thuế.

Lãi quý VI của TNG giảm 60% vì phải giảm giá bán cho khách hàng - Ảnh 1.

BCTC hợp nhất quý IV của TNG.

Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản của TNG ghi nhận hơn 3.553 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền đạt 175 tỷ đồng, giảm hơn 40% so với đầu năm.

Hàng tồn kho gần 1.007 tỷ đồng, tăng 17%. Trong đó, thành phẩm chiếm 48%, tương đương hơn 485,4 tỷ đồng và nguyên liệu, vật liệu chiếm 30% tổng giá trị hàng tồn kho, khoảng 300 tỷ đồng.

Nợ phải trả của TNG ghi nhận đến cuối năm 2020 gần 2.407 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. 

Tổng nợ đi vay của TNG hết năm 2020 là 1.727 tỷ đồng, gấp 1,5 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 48,5% tổng nguồn vốn.

P. Dương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.