|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lãi ròng PV Power tăng 170 tỷ đồng hậu kiểm toán

08:39 | 10/04/2021
Chia sẻ
Sau kiểm toán nhờ ghi nhận thêm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại cùng chi phí quản lý doanh nghiệp và tài chính giảm giúp lợi nhuận ròng của PV Power tăng gần 8% so với báo cáo tự lập.

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power - Mã: POW) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 được kiểm toán bởi Công ty TNHH Deloitte Việt Nam. 

Sau kiểm toán, chỉ tiêu doanh thu thuần có tăng nhẹ lên 29.732 tỷ đồng. Giá vốn có điều chỉnh tăng 60 tỷ nên lợi nhuận gộp của PV Power giảm 39 tỷ còn 4.580 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính của PV Power giảm 17% còn 440 tỷ đồng hậu kiểm toán do khoản doanh thu tài chính khác giảm gần 53 tỷ và lãi chênh lệch tỷ giá giảm khoảng 34 tỷ đồng.

Lỗ tỷ giá giảm cũng kéo chi phí tài chính của công ty giảm 35 tỷ hậu kiểm toán.

Bên cạnh đó, khoản chi phí dự phòng giảm 84 tỷ đồng giúp chi phí quản lý doanh nghiệp giảm gần 6% so với báo cáo tự lập còn 1.174 tỷ đồng.

Dù lợi nhuận gộp cùng doanh thu tài chính giảm song nhờ ghi nhận khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 132 tỷ đồng hậu kiểm toán cùng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh đã giúp lãi sau thuế PV Power tăng 170 tỷ sau kiểm toán. Lãi ròng cũng tăng 170 tỷ so với báo cáo tự lập.

So với năm 2019, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PV Power giảm lần lượt 16% và 7,5%. 

Lãi ròng PV Power tăng 170 tỷ đồng hậu kiểm toán - Ảnh 1.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2020 và báo cáo tự lập

Sau kiểm toán, chỉ tiêu tổng tài sản tính tới cuối năm 2020 của công ty tăng 235 tỷ lên 54.050 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ đi vay là 12.410 tỷ đồng, giảm 5.142 tỷ đồng so với đầu năm 2020.

Tài sản ngắn hạn của công ty là 16.897 tỷ đồng, trong đó, khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn là 7.858 tỷ đồng. 

Giá trị khoản phải thu tính tới ngày 31/12/2020 là gần 7.196 tỷ đồng sau khi đã trích lập 1.000 tỷ đồng dự phòng phải thu khó đòi. Khoản phải thu của PV Power chủ yếu từ Công ty Mua bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (7.436 tỷ đồng).

Theo thuyết minh báo cáo tài chính thì nợ xấu từ Công ty Mua bán điện hết năm 2020 là 826 tỷ đồng, trong đó, giá trị có thể thu hồi là 56 tỷ đồng, tương ứng với khoản dự phòng lên tới 770 tỷ.

Hoàng Kiều

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.