|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Ông chủ Sheraton Saigon dự kiến mở thêm 4 khách sạn tại Việt Nam

07:39 | 27/05/2021
Chia sẻ
Bên cạnh hai khách sạn 5 sao là Sheraton Saigon và Caravelle Saigon, Keck Seng Investment dự kiến sẽ mở thêm 4 khách sạn mới tại Việt Nam trong một vài năm tới.
Ông chủ Sheraton Saigon dự kiến mở thêm 4 khách sạn tại Việt Nam - Ảnh 1.

Khách sạn Sheraton Saigon. (Ảnh: Nguyên Ngọc).

Keck Seng Investment, Tập đoàn Hong Kong đang đầu tư hai khách sạn 5 sao tại TP HCM vừa công bố báo cáo thường niên năm 2020, với doanh thu tại Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 347,3 triệu HKD, giảm gần 56% so với năm 2019.

Keck Seng cho biết, việc ngừng các chuyến bay quốc tế kể từ ngày 22/3/2020 là một trong những nguyên nhân chính khiến doanh thu của tập đoàn tại Việt Nam sụt giảm mạnh.

Tại Việt Nam, hiện Keck Seng đang đầu tư vào hai khách sạn là Sheraton Saigon Hotel & Tower và Caravelle Saigon với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 64,12% và 24,99%, tính đến hết năm 2020.

Trong năm qua, tỷ lệ lấp đầy của Sheraton Saigon giảm xuống còn 14,8% so với mức 64,4% trong năm 2019; giá phòng trung bình ở mức 156 USD/đêm, giảm 32 USD. Lợi nhuận gộp của khách sạn theo đó giảm 78,5% so với năm trước đó.

Tương tự, tỷ lệ lấp đầy tại Caravelle Saigon trong năm 2020 cũng giảm từ 65,2% xuống còn 11,1%; giá thuê trung bình giảm từ 142 USD/đêm xuống còn 139 USD/đêm. Tổng doanh thu của Caravelle giảm từ 11 triệu USD xuống 5,7 triệu USD.

Bên cạnh đó, với vị trí gần ga ngầm tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đang xây dựng, việc thi công dự án vào buổi đêm ít nhiều đã ảnh hưởng đến hai khách sạn này trong năm qua. Tính cạnh tranh trên thị trường của hai khách sạn cũng trở nên khó khăn hơn khi những khách sạn xung quanh đều đẩy mạnh việc trùng tu, cải thiện chất lượng.

Đánh giá tình hình chung, Keck Seng cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19, mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP 2,9% vào năm 2020, song ngành khách sạn vẫn chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. 

Dịch bệnh khiến hoạt động du lịch bị gián đoạn trong một thời gian dài, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020 chỉ ở mức 3,8 triệu người, giảm 78% so với năm 2019.

Theo kế hoạch trong một vài năm tới, Keck Seng dự kiến sẽ mở thêm 4 khách sạn mới tại Việt Nam.

Thị trường khách sạn có dấu hiệu phục hồi

Trong báo cáo mới nhất, JLL Việt Nam nhận định, thị trường khách sạn sau một năm khó khăn đã trở lại tầm ngắm của các nhà đầu tư. Các thương vụ mua bán và huy động vốn vào thị trường khách sạn trong thời gian gần đây cho thấy dấu hiệu lạc quan đối với sự phục hồi của ngành.

Cụ thể, hồi tháng 3, Tập đoàn Blackstone và Tập đoàn Starwood mua lại nhà điều hành khách sạn Extended Stay America với giá 6 tỷ USD, thương vụ lớn nhất ở Mỹ kể từ khi COVID-19 bùng nổ.

Tại Madrid, Tập đoàn Commerz Real của Đức đã thâu tóm tòa nhà văn phòng tại sân bay của thành phố với mục tiêu chuyển đổi thành khách sạn với 280 phòng mang thương hiệu Zleep Hotels.

Theo khảo sát của JLL, 70% các nhà đầu tư sẽ nhắm mục tiêu vào các khách sạn ở Châu Á Thái Bình Dương. Khối lượng đầu tư khách sạn toàn cầu trong năm nay dự kiến đạt 35 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.

"Những thông tin tích cực về việc triển khai vắc xin và dấu hiệu phục hồi ngành du lịch đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Ngành khách sạn đang bước vào giai đoạn phục hồi", Ông Nihat Ercan, Giám đốc Điều hành Bộ phận Đầu tư của JLL Châu Á Thái Bình Dương nhận định.

Hoàng Huy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.