|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Kỳ lạ cuộc chiến cho phép các đối thủ cùng mở rộng lãnh địa

12:34 | 13/07/2019
Chia sẻ
Thông thường các cuộc thương chiến là để chia phần miếng bánh thị trường, nhưng cuộc chiến giành thị phần giao đồ ăn trở nên hy hữu khi nó khiến các bên tham gia mở rộng hơn lãnh địa của mình.

Phát triển nhờ 3 nền tảng

Hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor mới đưa ra nhận định, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam sẽ đạt khoảng 33 triệu USD vào năm nay và hơn 38 triệu USD vào năm 2020, tăng khoảng 16%. Cơ sở cho Euromonitor dự báo dựa trên 3 nền tảng:

Thứ nhất, Việt Nam đang trong thời kỳ đô thị hóa với tốc độ nhanh nhất ở Đông Nam Á. Năm 2020 dân số đô thị đạt khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước, năm 2025 dân số đô thị khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số cả nước. Đây là những khách hàng chủ yếu của dịch vụ giao đồ ăn.

Thứ hai, sự bùng nổ của hàng loạt ứng dụng công nghệ thông tin cho điện thoại thông minh và mạng internet, trong khi hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh, hơn 60% sử dụng internet. 

Đáng chú ý là thời gian sử dụng Internet trung bình của người Việt lên tới gần 7 tiếng/ngày. Điều này chứng minh rằng người Việt Nam đã dành lượng thời gian đáng kể cho các hoạt động trên không gian mạng để phục vụ các nhu cầu khác nhau.

avatar_1563184376608

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp nhảy vào thị trường này đã có tốc độ tăng trưởng khả quan. Một nghiên cứu mới được GCOMM công bố, 6 ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến được biết đến nhiều nhất ở thị trường Việt Nam gồm GrabFood, Foody/Now.vn, Go-Food, Lala, Vietnammm và Lixi.

Khảo sát cũng chỉ ra rằng, người tiêu dùng Việt Nam có thói quen tìm kiếm dịch vụ này thông qua trang web hoặc đặt đồ ăn từ những nhà hàng đã quen biết trước. 

Nhu cầu lớn nhất người dùng là cải thiện các yếu tố như giao hàng nhanh hơn, chất lượng thức ăn ngon và đảm bảo, giá thành hợp lý vì không cần sử dụng không gian nhà hàng.

Mở rộng lãnh địa

Tuy nhiên, bức tranh thị trường ứng dụng giao đồ ăn năm 2019 dường như mang một màu sắc rất kỳ lạ. 

Mặc dù cuộc chiến giữa các đối thủ giao đồ ăn diễn ra không khoan nhượng với vô số chiêu “dội bom” khuyến mại để giành thị phần, nhưng chưa ai bị sứt đầu mẻ trán cả. Ngược lại, các đối thủ bị nhắm đến nhiều nhất trong cuộc chiến vẫn tiếp tục phát triển.

GrabFood triển khai dịch vụ giao nhận đồ ăn từ tháng 6/2018, đến nay chưa đầy 1 năm đã mở rộng hoạt động ra 15 tỉnh thành, số lượng đơn hàng bình quân hàng ngày tăng trưởng gấp 250 lần so với thời điểm chính thức ra mắt. 

Go-Viet cũng tương tự, ra mắt vào tháng 9/2018 tại TP. Hồ Chí Minh, trong thời gian ngắn Go-Viet đã có 6 triệu đơn hàng, và đầu tháng 4 năm nay mở rộng hoạt động ra Hà Nội. Còn Now có khoảng 10.000 đơn hàng mỗi ngày…

Vì sao càng thương chiến, các đối thủ cạnh tranh không những không bị nuốt chửng hay bị chèn ép mà càng phát triển mạng khách hàng rộng thêm? 

Nguyên nhân đầu tiên là do thị trường giao đồ ăn mới bắt đầu phát triển, dư địa còn rất rộng lớn.Tới đây, thị trường giao đồ ăn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn do nhu cầu tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong giới trẻ và nhân viên văn phòng. 

Theo khảo sát của Havas Riverorchid, đến 80% người tham gia phỏng vấn cho biết họ từng sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn. Thời gian chủ yếu tập trung vào các bữa ăn trưa, ăn tối trong tuần với các món ăn phổ biến như: gà rán, Pizza, mỳ Ý và đồ ăn Việt.

Nhưng điều quan trọng hơn, các đối thủ cạnh tranh đều có chiến lược phát triển riêng theo thế mạnh của họ, nên hiện thời họ chưa “đụng” đến nhau. 

GrabFood dựa vào đội ngũ 175 ngàn đối tác tài xế đông đảo giúp giao hàng nhanh chóng, với tốc độ giao nhận một đơn hàng của trung bình mất 25 phút và hãng này đang cam kết cắt giảm còn 20 phút.  

Trong khi đó, theo khảo sát củaEuromonitor đối với người Việt Nam, 5 tiêu chí quan trọng nhất được khách hàng xem xét khi quyết định lựa chọn dịch vụ đặt món bao gồm: Tốc độ giao hàng nhanh chóng (65%); Món ăn được đóng gói gọn gàng, sạch sẽ (58%); Món ăn được giao đến với chất lượng đảm bảo (56%); Món ăn được giao chính xác theo đơn hàng đã đặt (50%); Có nhiều món ăn với giá cả phải chăng (45%). 

Với các dịch vụ giao thức ăn hiện tại, GrabFood được đánh giá cao nhất về tốc độ với khoảng 80% khách hàng đánh giá là dịch vụ giao thức ăn “nhanh nhất Việt Nam”.

Không sở hữu lượng đối tác xe ôm đông đảo như GrabFood, Go-Vietnhờ sự hẫu thuẫn tài chính từ Go-Jek tung ra chương trình khuyến mại tới 50% cho khách hàng tải app; miễn phí vận chuyển tại Hà Nội, TP HCM. Hiện nay, hình ảnh xế Go-Viet xếp hàng mua đồ ăn tại các cửa hàng khá phổ biến.

Hơn thế nữa, quyết tâm chiếm ngôi vị đầu bảng khiến Go-Viet mời bà Lê Diệp Kiều Trang (cựu giám đốc Facebook Việt Nam) giữ vị trí Tổng giám đốc để dẫn dắt công ty trong giai đoạn tăng trưởng tiếp theo với tham vọng đưa Go-Viet trở thành nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao nhận hàng đầu Việt Nam.

Đối với Now, ứng dụng giao và đặt đồ ăn đã cắm rễ trên thị trường từ vài năm nay, đứng đầu về số lượng đơn hàng bởi số lượng nhà hàng hiện diện trên hệ thống của Now hiện đang là đông đảo nhất và có sức nặng nhất với khoảng 20.000 nhà hàng. Vì thế, khách hàng thoải mái lựa chọn những món ăn hết sức đa dạng.

Thời gian tới, thị trường giao đồ ăn sẽ ngày càng tăng nhiệt. Các doanh nghiệp hiện có sẽ ngày càng hiện thực hóa tham vọng bành trướng; sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường này hơn; dư địa sẽ ngày càng được lấp đầy. 

Khi đó, sự va chạm giữa các đối thủ sẽ mang nặng sự “thôn tính” thị phần của nhau hơn. Nhưng trước mắt, ít nhất trong vòng 2 năm tới, dư địa vẫn còn khoảng không rộng lớn, mỗi hãng giao đồ ăn lại có chiến lược phát triển riêng biệt, nên cạnh tranh sẽ là chất xúc tác cho mỗi hãng mở rộng thêm lãnh địa phục vụ của họ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Châu Hương

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.