Thị trường bếp chung thế giới 'sẽ đạt 1.000 tỉ USD trong 10 năm tới'
Ông Michael Schaefer, giám đốc toàn cầu mảng F&B của công ty nghiên cứu Euromonitor, tuyên bố thị trường bếp chung (cloudkitchen) trên toàn thế giới có thể đạt giá trị 1.000 tỉ USD vào năm 2030.
Sự phát triển của dịch vụ giao hàng với tốc độ nhanh hơn, an toàn hơn sẽ giúp bếp chung đạt doanh thu 75 tỉ USD trong thị trường của drive-thru (phương pháp mua hàng mang đi khi đi trên xe ô tô qua một đường bên cạnh nhà hàng); 250 tỉ USD (tương đương 50%) của dịch vụ mua hàng mang đi; 40 tỉ USD (35%) của thị trường đồ ăn chế biến sẵn; 100 tỉ USD (30%) của thị trường nguyên liệu đóng gói; 450 tỉ USD (25%) thị trường dịch vụ ăn uống và 125 tỉ USD (15%) thị trường đồ ăn nhẹ đóng gói.
"Trong thời gian đại dịch, chúng tôi hi vọng những người sở hữu các bất động sản có thể tìm những cách khác để khai thác, tạo doanh thu. Tương tự, với những người kinh doanh, họ có thể sáng tạo thêm các mô hình mới, để tận dụng tối đa nguồn lực với số vốn nhỏ hơn", Michael Schaefer tuyên bố.
Dịch COVID-19 khiến nhiều hàng quán trả mặt bằng, đồng thời cũng làm thay đổi thói quen trong các bữa ăn gia đình. Thực tế ấy tạo điều kiện cho bếp chung phát triển. Trên toàn thị trường giao đồ ăn, doanh thu đã tăng gấp đôi sau 5 năm (từ năm 2014 tới năm 2019).
Cũng theo ông Schaefer, kinh doanh bếp chung làm thay đổi cơ cấu chi phí, chuyển dịch về hướng giao hàng thay vì phục vụ người tiêu dùng. Mô hình ấy làm giảm mạnh chi phí nhân sự.
Dữ liệu từ Financial Times cho thấy 60% chi phí của một li cà phê tại Starbucks dành cho lương cho nhân viên và thuê mặt bằng. Chính vì thế, mô hình bếp chung có thể tối ưu hóa lợi nhuận của công ty.
Số liệu từ Euromonitor cho thấy nước Mỹ hiện có 1.500 bếp chung - lớn hơn so với Anh (750), nhưng lại ít hơn so với Trung Quốc (hơn 7.500) và Ấn Độ (hơn 3.500). Cựu tổng giám đốc và nhà đồng sáng lập Uber là Travis Kalanick đã đầu tư vào một startup bếp chung sau khi thoái hét vốn tại Uber.
Thị trường bếp chung đang phát triển và trong tương lai, thậm chí người tiêu dùng sẽ thấy những hãng thực phẩm chỉ tồn tại trực tuyến chứ không có địa điểm thực tế. Ông Schaefer còn nhận định rằng công nghệ tự động hóa có thể giúp tự động sản xuất những món đơn giản như pizza, ramen hoặc cà phê.
Các hãng giao đồ ăn, gọi xe có mảng đồ ăn đều đã bắt đầu nhận ra xu hướng mới. Uber Eats, Door Dash tại Mỹ đã khởi động mô hình bếp chung. Tại Đông Nam Á, Grab và Gojek đều đã triển khai bếp chung tại một số thị trường.
Không chỉ những công ty gọi xe/giao đồ ăn muốn "làm" bếp chung, mà mới đây, tỉ phú Kishin RK cũng muốn kinh doanh mô hình này. Vị tỉ phú tuyên bố ông sẽ mở 1.000 bếp chung trong vài năm tới. Hiện tại, khối tài sản của gia tộc ông là 3 tỉ USD, theo Bloomberg.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/