Kinh tế học Obama (Obamanomics) là gì? Đặc điểm
Ảnh minh họa. Nguồn: New York Post.
Kinh tế học Obama
Khái niệm
Kinh tế học Obama trong tiếng Anh là Obamanomics.
Kinh tế học Obama là một chủ nghĩa kinh tế phổ biến được sử dụng để mô tả các chính sách kinh tế của chính quyền dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Thuật ngữ này thường được liên kết với các chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế do Chính quyền Obama ban hành để đối phó với cuộc Đại suy thoái năm 2008.
Đặc điểm của Kinh tế học Obama
Như thường thấy trong chính trị, ý nghĩa chính xác của "Kinh tế học Obama" sẽ phụ thuộc vào quan điểm chính trị của các nhà bình luận.
Đối với những người ủng hộ Kinh tế học Obama, thuật ngữ này thường được liên kết với các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế của Chính quyền Obama. Ví dụ về các chính sách này bao gồm thông qua Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư năm 2009, là gói thúc đẩy phát triển kinh tế trị giá 831 tỉ USD, và gói cứu trợ năm 2009 của ngành công nghiệp ô tô Mỹ đang trên bờ vực sụp đổ tại thời điểm đó.
Các chính sách đáng chú ý khác liên quan đến Kinh tế học Obama bao gồm tăng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, đặt mức trần cho các khoản chi tiêu quân sự, và thông qua Đạo luật Chăm sóc sức khoẻ hợp túi tiền năm 2010 (ACA), còn được gọi là Obamacare.
Đối với bên phản đối, thuật ngữ "Kinh tế học Obama" có nghĩa là tăng chi tiêu, thuế và ban hành thêm nhiều qui định của chính phủ. Trên thực tế, các nhà phê bình Obama, coi Kinh tế học Obama là một sự lạm quyền của chính phủ trong nền kinh tế.
Theo góc độ nhìn nhận này, Kinh tế học Obama có thể tương phản với Kinh tế học Reagan, một chủ nghĩa kinh tế phổ biến khác đề cập đến các chính sách kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Trong khi Kinh tế học Obama gắn liền với vai trò mở rộng của chính phủ, Kinh tế học Reagan liên quan đến việc đánh thuế thấp hơn, giảm chi tiêu của chính phủ và ít qui định hơn.
Ví dụ thực tế về Kinh tế học Obama
Những người ủng hộ Kinh tế học Obama cho rằng Tổng thống Obama phải đối mặt với tình hình tài chính khủng khiếp của nền kinh tế Mỹ khi ông được bầu vào chức vụ này năm 2008, và tình huống khi ấy đòi hỏi phải có phản ứng mạnh mẽ của chính phủ. Tình hình tài chính khủng khiếp này bao gồm sự tăng vọt của thâm hụt ngân sách, thị trường nhà đất sụp đổ, thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng tự do, nguy cơ sắp xảy ra sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng sau vụ phá sản gây sốc của Lehman Brothers và tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng.
Phản ứng đặc biệt của Obama đối với những vấn đề này là ACA, đã tăng chi tiêu của chính phủ hơn 800 tỉ đô la trong thập kỉ từ 2009 đến 2019. Những khoản chi tiêu này tập trung vào việc bảo tồn và tạo ra việc làm trong thời điểm người lao động bị đe dọa thất nghiệp bởi cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra vào thời điểm đó, đồng thời đầu tư trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng dân sự. ACA là một ví dụ về lí thuyết kinh tế của Keynes ở chỗ nó được dự đoán sẽ có tác động thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Vào tháng 7 năm 2014, một nhóm các nhà kinh tế đã được khảo sát về câu hỏi liệu ACA có khiến tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm đi so với những gì sẽ xảy ra hay không. Kết quả là 97% số người được hỏi trả lời ủng hộ cho chính sách này. Khi được hỏi liệu ACA có thể mang lại lợi ích nhiều chi phí đã bỏ ra hay không, 75% trả lời là có.
(Theo Investopedia)