|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kinh doanh điện tử (e-business) là gì? Phân tích thương mại điện tử và kinh doanh điện tử

14:35 | 13/02/2020
Chia sẻ
Kinh doanh điện tử (tiếng Anh: e-business) là việc tiến hành các qui trình kinh doanh trên internet. Có thể hiểu kinh doanh điện tử bao gồm bất cứ quá trình nào mà một tổ chức kinh doanh thực hiện qua mạng máy tính.
Kinh doanh điện tử (e-business) là gì? Phân tích thương mại điện tử và kinh doanh điện tử - Ảnh 1.

Hình minh họa

Kinh doanh điện tử (e-business)

Định nghĩa

Kinh doanh điện tử trong tiếng Anh là electronic business, thường viết tắt là e-business.

Kinh doanh điện tử là việc tiến hành các quá trình kinh doanh trên internet.

Có thể hiểu kinh doanh điện tử bao gồm bất cứ quá trình nào mà một tổ chức kinh doanh (hoặc là phi lợi nhuận, hoặc tổ chức chính phủ, hoặc có lợi nhuận) thực hiện qua mạng máy tính.

Các quá trình kinh doanh điện tử này bao gồm mua bán hàng hóa và dịch vụ, phục vụ khách hàng, xử thanh toán, quản kiểm soát sản xuất, hợp tác với các đối tác kinh doanh, chia sẻ thông tin, tuyển dụng và hơn thế nữa.

Nội dung chính của kinh doanh điện tử

Có ba quá trình chính được tăng cường trong kinh doanh điện tử

(1) Quá trình sản xuất, bao gồm việc mua hàng, đặt hàng và cung cấp hàng vào kho, quá trình thanh toán, các mối liên kết điện tử với nhà cung cấp và quá trình quản sản xuất.

(2) Quá trình tập trung vào khách hàng, bao gồm việc phát triển và marketing, bán hàng qua Internet, xử đơn đặt hàng của khách hàng và thanh toán, hỗ trợ khách hàng.

(3) Quá trình quản nội bộ, bao gồm các dịch vụ tới nhân viên, đào tạo, chia sẻ thông tin nội bộ, hội họp qua video và tuyển dụng.

Các ứng dụng điện tử tăng cường luồng thông tin giữa việc sản xuất và lực lượng bán hàng nhằm tăng sản lượng bán hàng. Việc trao đổi giữa các nhóm và đưa ra những thông tin kinh doanh nội bộ có thể tạo ra hiệu quả vượt trội.

Phân tích thương mại điện tử và kinh doanh điện tử

- Kinh doanh điện tử là một thuật ngữ mang ý nghĩa rộng hơn của thương mại điện tử, đó không chỉ là quá trình mua và bán mà còn là phục vụ khách hàng, kết nối các đối tác kinh doanh, tổ chức giáo dục và huấn luyện qua mạng cũng như thực hiện các giao dịch điện tử trong phạm vi của một tổ chức.

- Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, với các đối tác, khách hàng... khi đó thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử, công ty ứng dụng thương mại điện tử ở mức độ cao được gọi là công ty điện tử.

Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của công ty khi tham gia thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của công ty.

Kết luận:

Ngày nay, kinh doanh điện tử được xem xét một cách toàn diện từ "chu kì kinh doanh, tốc độ kinh doanh, toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa quá trình sản xuất, nâng cao năng suất, khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ, tiếp cận khách hàng mới, chia sẻ kiến thức giữa các tổ chức nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh.

Tuy nhiên, trong các tài liệu cũng như trong thực tế ứng dụng, người ta thường đồng nhất hai khái niệm trên và sử dụng chúng thay thế cho nhau.

(Tài liệu tham khảo: TechTarget; Thương mại điện tử hiện đại, NXB Tài chính; Giáo trình Thương mại điện tử, Thư viện số Trường Cao đẳng Thương mại)

Thanh Tùng

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.