Thương mại điện tử Việt Nam, thế giới - Xu hướng mới nhất
Thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử. Đây là việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác. Giao dịch bao gồm tất cả các hoạt động như mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao sản phẩm.
Toàn cảnh thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Thương vụ đầu tư khủng, những cuộc soán ngôi ngoạn mục trên bảng xếp hạng về lượng truy cập website là những xu hướng chính của thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong thời gian qua. Cùng với đà tăng trưởng mạnh của TMĐT, những năm tới sẽ tiếp tục là quãng thời gian sôi động đối với toàn ngành TMĐT Việt Nam.
Hiện tại thương mại điện tử vẫn là vấn đề công chúng quan tâm nhiều nhất ở Việt Nam. Giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ tiếp tục là một yếu tố quan trọng thu hút người dùng mua hàng trực tuyến. Khi số lượng người tiêu dùng biết về thương mại điện tử đủ lớn thì thương hiệu, nền tảng công nghệ, các dịch vụ gia tăng như vận chuyển; thanh toán, hậu mãi; sẽ phải càng hoàn thiện hơn. Thương mại điện tử sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh để các doanh nghiệp mở rộng; phát triển và sự thay đổi ấy cũng sẽ giúp cho ngành thương mại điện tử ở Việt Nam trở nên phổ biến; thịnh hành phát triển trong nhiều năm tới.
Với tỉ lệ dân số sử dụng internet khoảng 53% và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Giới chuyên môn nhận định tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam rất lớn. Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đánh giá, những năm gần đây; với sự ra đời của hàng loạt các website thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi. Mua sắm online đã không còn xa lạ với người người tiêu dùng Việt. Thị trường mua sắm trực tuyến trở nên sôi động hơn khi người tiêu dùng trẻ tham gia vào việc mua bán trên mạng xã hội ngày càng nhiều.
Giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Nằm trong khu vực được đánh giá là phát triển năng động nhất về thương mại điện tử trên thế giới. Việt Nam có cả những thuận lợi và thách thức. Các xu hướng phát triển của thương mại điện tử Việt Nam thời gian tới sẽ không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Do vậy, trong thời gian tới, cần chú trọng một số vấn đề sau: Thứ nhất,hoàn thiện môi trường pháp lý. Thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật; các văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại; thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch thương mại điện tử. Trong lĩnh vực thương mại điện tử cần nghiên cứu; đề xuất sửa đổi các chính sách quy định không còn phù hợp với sự phát triển thương mại điện tử. Thứ hai, chính phủ cần đầu tư trực tiếp và có chính sách tiếp tục khuyến khích; thu hút đầu tư của xã hội; đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử. Chúng ta cũng cần đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công như hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế; làm các thủ tục xuất, nhập khẩu điện tử.