|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kiểm soát nguyên vật liệu (Material Control) là gì?

16:43 | 19/10/2019
Chia sẻ
Kiểm soát nguyên vật liệu (tiếng Anh: Material Control) là một cách tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
124487_dark-blue-powerpoint-backgrounds-invitation-templates_1600x1200_h

Kiểm soát nguyên vật liệu (Material Control) (Nguồn: CQE Academy)

Kiểm soát nguyên vật liệu (Material Control)

Kiểm soát nguyên vật liệu - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Material Control.

Kiểm soát nguyên vật liệu là việc áp dụng các biện pháp so sánh, đối chiếu giữa thực tế và kế hoạch nhằm giảm thiểu những tổn thất, mất mát trong quá trình mua sắm, dự trữ và cấp phát nguyên vật liệu, đảm bảo luôn có đủ nguyên vật liệu cung ứng theo yêu cầu của sản xuất.

Kiểm soát nguyên vật liệu một cách thích hợp có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. (Theo Project Management Knowledge)

Mục tiêu kiểm soát nguyên vật liệu

Mục tiêu của kiểm soát nguyên vật liệu là luôn đảm bảo cung ứng đầy đủ, đúng chủng loại, số lượng và chất lượng nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất với chi phí kinh doanh tối thiểu, chính vì vậy cần phải kiểm soát các hoạt động mua sắm, vận chuyển và dự trữ để đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng yếu tố nguyên vật liệu.

Với chức năng phối hợp, kiểm soát nguyên vật liệu có nhiệm vụ phối hợp chiến lược phát triển nguyên vật liệu với kế hoạch tác nghiệp trên cơ sở lấy mục tiêu chiến lược làm tiêu chuẩn và xác định các giới hạn tối đa hoặc tối thiểu tương ứng.

Nhiệm vụ phối hợp tác nghiệp phải đặt ra và trả lời các câu hỏi về mối quan hệ giữa kế hoạch kiểm soát nguyên vật liệu với các kế hoạch tiêu thụ, sản xuất, nghiên cứu và phát triển tài chính.

Để đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn, nhiệm vụ chính của kiểm soát nguyên vật liệu là đảm bảo quá trình sản xuất được vận hành trôi chảy và không bị hạn chế. Việc ngừng sản xuất hay trì hoãn sản xuất gây nên thiệt hại lớn về lợi nhuận.

Đảm bảo chất lượng cần thiết của nguyên vật liệu được cung ứng vì chất lượng sản phẩm/dịch vụ phụ thuộc vào chất lượng của nguyên vật liệu được sử dụng. Nếu chất lượng của nguyên vật liệu không đạt yêu cầu thì sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sẽ không đạt được chất lượng mong muốn.

Điều này ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm, dẫn tới sụt giảm lợi nhuận cũng như mất đi sự tín nhiệm của khách hàng và các đối tác.

Để giảm thiểu chi phí kinh doanh cung ứng nguyên vật liệu thì phải chú ý đến các nguyên nhân tổn thất nguyên vật liệu như do rỉ sét, bụi bẩn, ẩm ướt, thiếu cẩn trọng trong cấp phát nguyên vật liệu, đóng gói kém,... 

Kiểm soát nguyên vật liệu cần phải phân tích và làm sáng tỏ các nguyên nhân gây ra sự mất mát, hư hỏng và nỗ lực giảm lãng phí nguyên vật liệu. Điều này có thể được thực hiện nhờ xây dựng hệ thống kiểm soát nguyên vật liệu hiệu quả. (Theo Giáo trình Kiểm soát, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Khai Hoan Chu

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.