Đường cong kinh nghiệm (Experience Curve) là gì?
Đường cong kinh nghiệm (Experience Curve) (Nguồn: Slideshare)
Đường cong kinh nghiệm (Experience Curve)
Đường cong kinh nghiệm - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Experience Curve.
Đường cong kinh nghiệm là một hiện tượng kinh tế dẫn đến sai lệch dự toán. Đây chính là hiện tượng hiệu suất con người luôn luôn cải thiện khi một công việc được lặp lại. Cụ thể hơn mỗi lần sản lượng tăng gấp đôi, số giờ lao động giảm xuống theo một tỉ lệ phần trăm cố định của giá trị trước đó. Phần trăm đó được gọi là tỉ lệ kinh nghiệm.
Ví dụ về đường cong king nghiệm
Nếu một cá nhân cần 10 phút để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định trong lần đầu tiên và chỉ cần 8 phút trong lần thứ hai, người ta gọi người đo có một tỉ lệ kinh nghiệm 80%. Nêí sảm lượng tăng gấp đôi một lần nữa từ hai lên bốn, chúng ta sẽ kì vọng một sản phẩm thứ tư được sản xuất trong 8 x (0.8) = 6,4 phút...
Thời gian cần để sản xuất một đơn vị sản xuất tuân theo một công thức:
Tn = T1 x nr
Trong đóL
- Tn: thời gian cần cho đơn vị sản phẩm thứ n
- T1: thời gian cần cho đơn vị sản phẩm đầu tiên
- n: Số đơn vị cần được sản xuất
- r: Logarit thập phân của tỉ lệ kinh nghiệm/lg2.
Tổng thời gian cần cho toàn bộ số đơn vị của một lần sản xuất với qui mô N là:
Hãy xem xét một ví dụ để làm rõ tác động của hiện tượng đường cong kinh nghiệm trong ước tính chi phí: Một dự án cần phải lắp ráp 25 thiết bị điện tử phức tạp. Kinh nghiệm cho thấy cần khoảng 70 giờ lao động trực tiếp cho mỗi thiết bị. Nếu người lao động được trả với mức lương 12 USD mỗi giờ và nếu lợi nhuận bằng 28% tiền lương, chi phí lao động cho 25 đơn vị là:
(1,28) x (12USD/giờ) x (25 đơn vị) x (70 giờ/ đơn vị) = 26,880 USD
Tuy nhiên ước tính này đã bỏ qua hiện tượng đường cong kinh nghiệm. Nghiên cứu trước đây đã xác định tỉ lệ kinh nghiệm cho những người lắp ráp trong nhà máy này khoảng 85% và khi đến một tỉ lệ ổn định là 70 giờ.
Chúng ta có thể dự đoán thời gian cần thiết cho đơn vị đầu tiên bằng cách cho
Tn = 70 giờ tại đơn vị n = 20
Khi đó có
r = (log 0,85) / (log2) = -0,1226 / 0,693 = -0,235
và
70 = T1 20
T1 = 141,3 giờ.
Bây giờ, sử dụng một bảng tính biểu diễn tổng số nhân có thể tìm được tổng số nhân cho 20 đơn vị với một tỉ lệ kinh nghiệm 85% là 12,40. Và do đó tổng thời gian cần để lắp ráp 20 đơn vị là:
(12,40) x (141,3 giờ) = 1.752,12 giờ.
Năm đơn vị cuối cùng được sản xuất thời gian tương đối ổn định là 70 giờ trên mỗi đơn vị. Vì vậy, tổng thời gian lắp ráp là:
1.752,12 + 5 x 70 giờ = 2.102,12 giờ.
Đến đây, có thể tính lại chi phí lao động trực tiếp:
2.102,12 x (12USD) x (1,28) = 32.288,56 USD
Như vậy, nếu bỏ qua ảnh hưởng của đường cong kinh nghiệm, dự đoán thấp hơn chi phí thực một khoản là 32.288,56 USD - 26.880 USD = 5.408,56 USD hay khoảng 17%. (Theo Giáo trình Kiểm soát, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)