|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) là gì? Đặc điểm và ví dụ

08:52 | 11/05/2020
Chia sẻ
Khu vực mậu dịch tự do (tiếng Anh: Free Trade Area) là khu vực trong đó một nhóm các quốc gia đã kí hiệp định thương mại tự do và duy trì ít hoặc không có rào cản thuế quan hoặc hạn ngạch với nhau.
Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) là gì? Đặc điểm và ví dụ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: The Conversation)

Khu vực mậu dịch tự do

Khái niệm

Khu vực mậu dịch tự do trong tiếng Anh là Free Trade Area.

Khu vực mậu dịch tự do là khu vực trong đó một nhóm các quốc gia đã kí hiệp định thương mại tự do và duy trì ít hoặc không có rào cản thuế quan hoặc hạn ngạch với nhau.

Các khu vực mậu dịch tự do tạo điều kiện cho thương mại quốc tế và những lợi ích liên quan từ thương mại, đi kèm với sự phân bổ lao động và chuyên môn hóa quốc tế.

Tuy nhiên, các khu vực mậu dịch tự do đã bị chỉ trích cả về chi phí liên quan đến việc gia tăng hội nhập kinh tế và nỗ lực hạn chế thương mại tự do.

Đặc điểm của Khu vực mậu dịch tự do

Khu vực mậu dịch tự do là một nhóm các quốc gia có ít hoặc không có rào cản thương mại theo hình thức thuế quan hoặc hạn ngạch với nhau.

Các khu vực mậu dịch tự do có xu hướng tăng khối lượng thương mại quốc tế giữa các quốc gia thành viên và cho phép họ tăng chuyên môn hóa tương ứng với lợi thế so sánh của quốc gia đó.

Để phát triển một khu vực mậu dịch tự do, các quốc gia thành viên phải xây dựng các qui tắc về cách mà khu vực mậu dịch tự do mới sẽ hoạt động.

Mỗi nước phải làm thủ tục hải quan nào? Thuế quan nào, nếu có, sẽ được cho phép và phí sẽ là bao nhiêu? Các nước tham gia sẽ giải quyết tranh chấp thương mại như thế nào? Làm thế nào hàng hóa sẽ được vận chuyển cho thương mại? Quyền sở hữu trí tuệ sẽ được bảo vệ và quản lí như thế nào?

Làm thế nào để những câu hỏi này được trả lời trong một hiệp định thương mại tự do cụ thể, dựa trên những ảnh hưởng chính trị và quan hệ quyền lực giữa các quốc gia.

Điều này hình thành nên phạm vi và mức độ của giao dịch tự do trên thế giới. Mục tiêu là tạo ra một chính sách thương mại mà tất cả các quốc gia trong khu vực mậu dịch tự do có thể đồng ý thực hiện được.

Thương mại tự do tạo ra chi phí và lợi ích.

Các khu vực mậu dịch tự do có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, những người có thể có nhiều quyền tiếp cận được hàng hóa nước ngoài rẻ hơn và/ hoặc chất lượng cao hơn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể nhận thấy giá hàng nhập khẩu giảm khi chính phủ giảm hoặc loại bỏ thuế quan.

Các nhà sản xuất có thể phải đấu tranh với sự gia tăng cạnh tranh, nhưng họ cũng có thể có được một thị trường mới rộng đáng kể với các khách hàng hoặc nhà cung cấp tiềm năng.

Công nhân ở một số quốc gia và ngành công nghiệp sẽ mất việc làm và phải đối mặt với những khó khăn liên quan khi sản xuất chuyển sang các lĩnh vực có lợi thế so sánh, hoặc hiệu ứng thị trường nước nhà (Home market effect), làm cho các ngành đó hiệu quả hơn về mặt tổng thể.

Một số khoản đầu tư vào vốn hiện vật cố định và vốn nhân lực cuối cùng sẽ mất giá trị hoặc gia tăng chi phí chìm.

Các khu vực mậu dịch tự do cũng có thể khuyến khích sự phát triển kinh tế ở các quốc gia nói chung, mang lại lợi ích cho người dân với mức sống tăng lên.

Những người ủng hộ các khu vực mậu dịch tự do nêu bật lên những lợi ích, trong khi những người phản đối họ tập trung vào các chi phí.

Các khu vực mậu dịch tự do được ưa chuộng bởi một số người ủng hộ kinh tế thị trường tự do.

Thay vào đó, những người khác lập luận rằng thương mại tự do thực sự không đòi hỏi bất kì hiệp ước phức tạp nào giữa các chính phủ hoặc các tổ chức chính trị. Lợi ích của thương mại có thể dễ dàng có được bằng cách loại bỏ các hạn chế thương mại, thậm chí là đơn phương.

Một số người ủng hộ thị trường tự do chỉ ra rằng các khu vực mậu dịch tự do thực sự có thể bóp méo các mô hình chuyên môn hóa và phân bổ lao động quốc tế bằng cách thiên vị, hoặc thậm chí hạn chế rõ ràng, thương mại đối với các khối thương mại.

Điều này trái ngược với việc cho phép các lực lượng thị trường xác định mô hình sản xuất và thương mại giữa các quốc gia một cách tự nhiên.

Các Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam tham gia

Việt Nam tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương như: Khu vực mậu dịch tự do Asean, các hiệp định FTA Việt Nam – EU, Việt Nam – Hàn Quốc, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương,…

(Theo Investopedia)

Minh Hằng