|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khoảng trống kì hạn (Maturity Gap) là gì? Khoảng trống kì hạn và Khoảng thời gian

13:21 | 18/05/2020
Chia sẻ
Khoảng trống kì hạn (tiếng Anh: Maturity Gap) là thước đo rủi ro lãi suất đối với các tài sản và nợ phải trả nhạy cảm với rủi ro. Sử dụng mô hình khoảng trống kì hạn có thể đo được các thay đổi tiềm năng trong biến thu nhập lãi ròng.
Khoảng trống kì hạn (Maturity Gap) là gì? Khoảng trống kì hạn và Khoảng thời gian - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Khoảng trống kì hạn

Khái niệm

Khoảng trống kì hạn trong tiếng Anh là Maturity Gap.

Khoảng trống kì hạn là thước đo rủi ro lãi suất đối với các tài sản và nợ phải trả nhạy cảm với rủi ro. Sử dụng mô hình khoảng trống kì hạn có thể đo được các thay đổi tiềm năng trong biến thu nhập lãi ròng.
Trong thực tế, nếu lãi suất thay đổi, các khoản thu nhập lãi và chi phí lãi sẽ thay đổi khi các tài sản và nợ phải trả khác nhau được định giá lại.

Đặc điểm Khoảng trống kì hạn

Rủi ro thanh khoản là rủi ro một ngân hàng không có đủ tiền mặt để đáp ứng các yêu cầu tài trợ tài chính của họ.
Để đảm bảo có một mức tiền mặt phù hợp để hoạt động, thời gian đáo hạn của các tài sản và nợ phải trả phải được theo dõi.
Nếu khoảng cách giữa thời gian đáo hạn của tài sản và nợ phải trả là rất lớn, ngân hàng buộc phải vay mượn để trang trải các khoản thanh toán nợ.
Lưu ý tài sản cho các ngân hàng cũng gồm có các khoản vay, khác với phần tài sản (bên có trên bảng cân đối) của các công ty khác, cùng với các khoản vay là nợ phải trả.
Vì vậy, nếu lãi suất tăng, dù các ngân hàng có thể kiếm thêm thu nhập từ các khoản cho vay khách hàng, họ cũng phải trả lãi suất cao hơn cho người gửi tiền.
Phân tích khoảng trống kì hạn giúp các ngân hàng xác định sự khác biệt giữa chi phí trả do người gửi tiền và thu nhập dự kiến từ các khoản vay trong các khung thời gian khác nhau

Khoảng trống kì hạn và Khoảng thời gian

Phân tích khoảng trống kì hạn so sánh giá trị của các tài sản đã đáo hạn hoặc được định giá lại trong một khoảng thời gian nhất định, với giá trị của các khoản nợ phải trả đã đáo hạn hoặc được định giá lại trong cùng khoảng thời gian đó.
Thời gian đáo hạn của mỗi tài sản hoặc nợ phải trả là một khoảng thời gian được các ngân hàng đánh giá.
Khoảng thời gian là khoảng trống giữa chi phí sở hữu tài sản và nợ phải trả tạo ra thu nhập lãi với rủi ro hoặc biến động lãi suất trong việc nắm giữ chúng.
Các tài sản và nợ phải trả được nhóm theo thời gian đáo hạn hoặc khoảng thời gian định giá lại của chúng.
Ví dụ tài sản và nợ phải trả đáo hạn trong vòng chưa đầy 30 ngày sẽ được nhóm lại với nhau, tài sản và nợ có thời gian đáo hạn từ 270 đến 365 ngày sẽ được gom trong cùng một danh mục.
Khoảng thời gian định giá lại càng dài thì độ nhạy với lãi suất của tài sản/ nợ phải trả càng cao, và có thể sẽ thay đổi trong vòng một năm.
Một tài sản hoặc một khoản nợ với lãi suất không thể thay đổi trong hơn một năm được coi là một tài sản/ nợ cố định.
Khoảng trống kì hạn bằng thời gian đáo hạn trung bình có trọng số của tài sản tài chính, trừ cho thời gian đáo hạn trung bình có trọng số của khoản nợ phải trả tương đương.
Giá trị thị trường tại mỗi thời điểm đáo hạn cho cả tài sản và nợ phải trả sẽ được đánh giá, sau đó nhân với sự thay đổi của lãi suất rồi gộp lại với nhau để tính thu nhập lãi hoặc chi phí lãi.

Ví dụ về Khoảng trống kì hạn

Bảng cân đối của ngân hàng A được biểu diễn trong bảng dưới đây. Tính thu nhập lãi ròng (hoặc chi phí lãi ròng) vào cuối năm nếu lãi suất tăng 2% (hay 200 điểm phần trăm).

Tài sản (triệu USD)

 

Nợ phải trả và VCSH (triệu USD)

 

Khoản vay lãi suất thả nổi (8%/năm)
Khoản vay lãi suất cố định thời hạn 20 năm (6%/năm)

10  
15

Tiền gửi hiện hành (5%/năm)
 
Tiền gửi có thời hạn cố định (5%/năm)
VCSH

12  

8


5

Tổng tài sản

25

Tổng nợ phải trả và VCSH

25

Sử dụng số liệu trên, công ty dự kiến thu nhập lãi ròng vào cuối năm là:

Thu nhập lãi từ Tài sản - Chi phí lãi vay từ Nợ phải trả = ( 10 * 8%) + ( 15 * 6%) - [( 12 * 5%) + ( 8 * 5%)] =  0,80 +  0,90 - ( 0,60 +  0,40) =  1,7 -  1 = 0,7 triệu USD.
Thu nhập lãi dự kiến = 0,7 triệu USD hoặc 700.000 USD.

Khoảng trống kì hạn sau khi thay đổi lãi suất lên 2% hay 200 điểm phần trăm.

- Tài sản:
Tài sản – Khoản vay lãi suất thả nổi: 10 * (8% + 2%) = 1 triệu USD.
Cho vay lãi suất cố định:  15 * 6% =  0,9 triệu USD (không thay đổi lãi suất).

- Nợ phải trả:
Nợ phải trả - Tiền gửi hiện tại:  12 * (5% + 2%) =  0,84 triệu USD.
Tiền gửi có kì hạn cố định:  8 * 5% =  0,4 triệu USD (không thay đổi về lãi suất).

Tính thu nhập lãi ròng sau khi thay đổi lãi suất:

Thu nhập lãi thuần =  1 +  0,9 + (-  0,84) + (-  0,4) = 0,66 triệu USD hay 660.000 USD.
Nếu lãi suất tăng 2%, thu nhập lãi dự kiến sẽ giảm 700.000 -  660.000 = 40.000 USD.

(Theo Investopedia)

Lê Thảo