|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khoản thế chấp thông thường (Conventional mortgage) là gì? Đặc điểm

21:29 | 06/04/2020
Chia sẻ
Khoản thế chấp thông thường (tiếng Anh: Conventional mortgage) còn được gọi là khoản vay truyền thống, là một loại khoản vay mua nhà không được cấp hoặc bảo đảm bởi một tổ chức nhà nước.
Khoản thế chấp truyền thống (Conventional mortgage) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Canadian Mortgage Professionals.

Khoản thế chấp thông thường

Khái niệm

Khoản thế chấp thông thường trong tiếng Anh là Conventional Mortgage.

Khoản thế chấp thông thường còn được gọi là khoản vay thông thường, là một loại khoản vay mua nhà không được cấp hoặc bảo đảm bởi một tổ chức nhà nước. Thay vào đó, các khoản thế chấp thông thường thường được cấp bởi các tổ chức cho vay tư nhân, ví dụ như ngân hàng, tổ chức tín dụng và các công ty thế chấp. 

Tuy nhiên, một số khoản thế chấp thông thường có thể được đảm bảo bởi hai doanh nghiệp được chính phủ Mỹ tài trợ: Hiệp hội thế chấp quốc gia liên bang (Fannie Mae) và Tập đoàn thế chấp cho vay mua nhà liên bang (Freddie Mac).

Đặc điểm của Khoản thế chấp thông thường

Các khoản thế chấp thông thường thường có lãi suất cố định, nghĩa là lãi suất không thay đổi trong suốt thời gian vay. Các khoản thế chấp hoặc khoản vay truyền thống không được bảo đảm bởi chính phủ liên bang, do đó chúng thường có các yêu cầu cho vay nghiêm ngặt hơn bởi các ngân hàng và tổ chức cho vay.

Một số cơ quan chính phủ bảo đảm thế chấp cho các ngân hàng bao gồm, Cơ quan Quản lí Nhà ở Liên bang (FHA), Bộ Cựu chiến binh Mỹ (VA) và Dịch vụ Nhà ở Nông thôn USDA. Tuy nhiên, những cơ quan này vẫn có những yêu cầu mà người vay phải đáp ứng để đủ điều kiện cho các chương trình này.

Trong những năm sau bùng nổ các khoản thế chấp dưới chuẩn năm 2007, những tổ chức cho vay đã thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay, ví dụ như những khoản thế chấp không có gì để xác minh, và không đặt cọc đã hoàn toàn bị loại bỏ. 

Tuy nhiên, hầu hết các yêu cầu cơ bản đều không thay đổi. Người vay cần phải hoàn thành đơn đăng kí thế chấp chính thức (và thường trả phí đăng kí thế chấp), sau đó cung cấp cho bên cho vay những tài liệu cần thiết để thực hiện kiểm tra toàn diện về lí lịch, lịch sử tín dụng và điểm tín dụng hiện tại của họ.

Những tài liệu yêu cầu để kiểm tra đơn đăng kí thế chấp

1. Bằng chứng thu nhập.

Những tài liệu này bao gồm nhưng không giới hạn:

-Phiếu lương trong 30 ngày gần nhất chứng minh thu nhập hoặc phiếu lương từ đầu năm đến nay.

- Hai năm khai thuế liên bang

- Báo cáo hàng quí hoặc 60 ngày của tất cả các tài khoản tài sản, bao gồm tài khoản thanh toán, tiết kiệm và bất kì tài khoản đầu tư nào

- Báo cáo W-2 trong 2 năm.

Người vay cũng cần phải chuẩn bị bằng chứng về bất kì thu nhập bổ sung nào, chẳng hạn như tiền cấp dưỡng hoặc tiền thưởng.

2. Tài sản

Người vay sẽ cần phải nộp sao kê ngân hàng và báo cáo tài khoản đầu tư để chứng minh rằng họ có tiền cho việc thanh toán khoản tiền cố định ban đầu, chi phí đóng sổ cũng như dự trữ tiền mặt. 

Nếu bên vay nhận được tiền từ một người bạn hoặc người thân để hỗ trợ thanh toán khoản tiền cố định ban đầu, bên vay cần cung cấp thư trao tặng, chứng nhận rằng đây không phải là các khoản vay và không có điều khoản hoàn trả bắt buộc. Những thư này thường cần phải được công chứng.

3. Xác minh việc làm

Bên cho vay ngày nay muốn đảm bảo rằng họ chỉ cho vay đối với những người vay có lịch sử việc làm ổn định. Bên cho vay sẽ không chỉ muốn xem cuống phiếu lương của bên vay mà còn có thể gọi cho chủ lao động của bên vay để xác minh rằng bạn vẫn đang làm việc và để kiểm tra mức lương của bạn. Nếu gần đây bên vay đã thay đổi công việc, bên cho vay có thể sẽ liên hệ với chủ lao động trước đây của bên vay.

4. Tài liệu khác

Bên cho vay có thể sẽ cần sao chép giấy phép lái xe hoặc thẻ ID của bên vay và sẽ cần số An sinh xã hội và chữ kí của bên vay, cho phép bên cho vay truy cập và kiểm tra báo cáo tín dụng của bên vay.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.