Việc Đức đạt mục tiêu lấp đầy kho chứa khí đốt là thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, Berlin sẽ cần hành động nhiều hơn, chẳng hạn như giảm nhu cầu hoặc tìm ra những nguồn năng lượng thay thế.
Bất chấp sự cảnh báo từ các đời tổng thống Mỹ từ 50 năm trước, Đức vẫn xúc tiến mối quan hệ hợp tác với Nga. Kết quả là, nền kinh tế lớn nhất châu Âu ngày càng lún sâu vào một sai lầm tai hại: quá phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Một loạt quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Nam Á và Đông Nam Á sẽ phải tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu giá rẻ và bẩn khi các nước giàu có tại châu Âu vầ Bắc Á giành giật nguồn cung khí đốt.
Đức đặt mục tiêu tham vọng, muốn cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ đến 20%. Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng nước này cảnh báo, kể cả nếu lấp đầy kho dự trữ, Berlin cũng chỉ có đủ khí đốt cho 2,5 tháng.
Theo số liệu của nhóm GIE đại diện cho các công ty điều hành cơ sở hạ tầng khí đốt ở châu Âu công bố ngày 14/8, các cơ sở dự trữ khí đốt của Đức đã đầy trên 75% vào ngày 12/8, đạt mục tiêu sớm vài tuần trước mục tiêu.
Châu Âu đang đối mặt với một cú sốc năng lượng khổng lồ. Tuy nhiên, không phải mọi người dân châu lục già đều cảm nhận sự tác động như nhau từ giá năng lượng tăng cao.
Australia đang xem xét khả năng hạn chế xuất khẩu khí hóa lỏng để đảm bảo cho nhu cầu sử dụng trong nước. Những quốc gia đang phát triển sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất do động thái của Canberra nhắm tới những lô hàng giao ngay.
Việc châu Âu có đủ năng lượng cho mùa đông lạnh giá sắp tới hay không phụ thuộc lớn vào thời tiết tại châu Á, khi ba nhà nhập khẩu năng lượng lớn ở phương Đông có thể tăng cường thu mua khí đốt và than nếu như nhiệt độ giảm sâu.
Cựu Thủ tướng Đức muốn khởi động đường ống Nord Stream 2 đang bỏ không dưới đáy biển Baltic. Tuy nhiên, Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz bác bỏ khả năng này, và cho rằng các đường ống hiện giờ là quá đủ, vấn đề nguồn cung hoàn toàn đến từ phía Nga.
Nguy cơ Nga "vũ khí hoá" nguồn cung khí đốt đã được một số chính trị gia tại Đức cảnh báo từ lâu, nhưng các nhà lãnh đạo cấp cao nhất lại phớt lờ. Hệ quả là, nền kinh tế Đức giờ đây đang đứng bên bờ vực thẳm bởi rủi ro thiếu hụt năng lượng trong mùa đông.
Bây giờ châu Âu vẫn còn đang đắm mình trong mùa hè, nhưng Đức chỉ còn khoảng ba tháng để tự cứu mình ra khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng có thể nhấn chìm nền kinh tế nước này.
Bất chấp các lệnh trừng phạt từ phương Tây, Nga vẫn xuất khẩu được khoảng 97,7 tỷ USD nhiên liệu hoá thạch trong 100 ngày đầu tiên kể từ khi nước này tấn công Ukraine, trung bình mỗi ngày khoảng 977 triệu USD.
Nga tiếp tục vận chuyển ít khí đốt hơn tới châu Âu, khiến khối càng gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị cho mùa đông. Đức đang có kế hoạch quay lại dùng điện than để ứng phó, tuy nhiên vấp phải nhiều khó khăn do nhà máy lỗi thời và nguồn cung hạn chế.
Kế hoạch cắt giảm tiêu thụ khí đốt của Liên minh châu Âu chỉ là một giải pháp tạm thời, không thể giải quyết vấn đề cốt lõi, đồng thời có thể khiến khối này ngày một chia rẽ hơn.
Nhà phân tích của Stockmap dự báo thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ bật lên tại vùng 1.250 điểm. Một số cổ phiếu đáng chú ý kể đến HVN, VOS, BAF, HAG…