|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kế hoạch tài chính (Financial planning) là gì?

12:16 | 11/10/2019
Chia sẻ
Kế hoạch tài chính (tiếng Anh: Financial planning) là công cụ giúp cho người lãnh đạo, người quản lí xác định rõ mục tiêu tài chính cần đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định.
make-a-financial-plan-financial-model-and-business-plan

Hình minh họa (Nguồn: fiverr)

Kế hoạch tài chính

Khái niệm

Kế hoạch tài chính hay Kế hoạch đầu tư và tài trợ trong tiếng Anh tạm dịch là: Financial planning.

Kế hoạch đầu tư và tài trợ là một dự tính về việc sử dụng vốn và khai thác các nguồn vốn theo từng năm tài khóa trong phạm vi từ 3 đến 5 năm. Kế hoạch đầu tư và tài trợ là tổng hợp các chương trình dự kiến của công ty. 

Mục đích

Bảo đảm duy trì sự cân đối tài chính.

Nội dung của kế hoạch

Gồm 2 phần chính là nhu cầu vốn và nguồn vốn. 

- Nhu cầu vốn 

 Nhu cầu vốn là tổng hợp tất cả các nhu cầu đầu tư vào các tài sản của các chương trình kinh doanh, phát triển, thể hiện trên cơ sở biến đổi ròng giữa các năm trên các báo cáo tài chính với các nội dung sau đây: 

+ Nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định, thể hiện bằng sự tăng lên của nguyên giá tài sản cố định trong bảng cân đối kế toán;

+ Tăng vốn luân chuyển ròng: là tăng phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên;

+ Tăng đầu tư vào tài sản tài chính;

+ Tăng đầu tư vào tài sản vô hình. 

- Nguồn vốn 

Nguồn vốn thường được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên khai thác như sau: 

+ Nguồn vốn được rút ra từ việc giảm vốn luân chuyển ròng;

+ Nguồn tự tài trợ: gồm khấu hao và lợi nhuận chưa phân phối để tái đầu tư;

+ Nhận hoàn vốn vay: là các khoản nợ do người vay dài hạn của công ty hoàn trả;

+ Vay trung và dài hạn: Vay từ ngân hàng đầu tư và các trung gian tài chính khác;

+ Tăng vốn: Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi và vốn đầu tư của chủ sở hữu. 

Trong kế hoạch đầu tư và tài trợ, công ty cần phải duy trì một sự cân đối giữa nguồn vốn và nhu cầu vốn. Khi có sự thiếu hụt về nguồn vốn, thứ tự ưu tiên trước hết là rút vốn ra từ vốn luân chuyển ròng, sau đó là sử dụng các biện pháp tài trợ từ bên ngoài như tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu và vay nợ. 

Việc sử dụng nguồn bên ngoài phải dựa trên sự cân nhắc với năng lực đi vay, năng lực trả nợ và điều kiện tài chính hiện tại của công ty vì những điều kiện và hiệu suất tài chính ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thương lượng và chi phí tài trợ. Tất nhiên, các biện pháp tài trợ phải nằm trong khuôn khổ các chính sách tài chính đã được vạch ra. 

Vấn đề quan trọng đặt ra đối với nhiệm vụ phối trí của kế hoạch đầu tư và tài trợ là điều tiết nguồn và sử dụng nguồn theo thời gian để đảm bảo sự cân đối và hiệu quả. Trong trường hợp có sự mất cân đối nghiêm trọng, cần phải xem xét lại các chương trình dự kiến trước đó.

Tầm quan trọng kế hoạch tài chính 

- Đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc lập kế hoạch và kiểm soát của các doanh nghiệp

- Xác định mục tiêu và những hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu

- Dễ dàng lượng hóa các mục tiêu, cụ thể hóa, và tổng hợp việc sử dụng các nguồn lực

- Kế hoạch tài chính của toàn tổ chức và đem lại cho tổ chức nhiều lợi ích, cụ thể bao gồm: 

+ Thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch

+ Cung cấp nguồn thông tin để cải thiện việc ra quyết định

+ Giúp ích cho việc sử dụng các nguồn lực và quản lí nhân sự thông qua việc thiết lập tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất

+ Cải thiện vấn đề truyền thông và hợp tác

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, Nguyễn Văn Sang, Trường Đại học Đông Đô)

Tuyết Nhi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.