|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa (Business Disaster Recovery Plan) là gì?

14:50 | 31/12/2019
Chia sẻ
Kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa (tiếng Anh: Business Disaster Recovery Plan) là một tài liệu ghi rõ những gì cần làm để giảm thiểu tác động và công ty quay trở lại trình tự hoạt động bình thường sau khi một thảm họa xảy ra.
Kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa (Business Disaster Recovery Plan) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa

Khái niệm

Kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa trong tiếng Anh là Business Disaster Recovery Plan.

Kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa là một tài liệu ghi rõ chính xác những gì cần phải làm để giảm thiểu tác động và đưa trình tự hoạt động công ty trở lại bình thường càng nhanh càng tốt sau khi một thảm họa xảy ra gây hại đến công ty.

Mọi doanh nghiệp đều có khả năng xảy ra thảm họa, và nếu không có phương thức phản ứng thích hợp, doanh nghiệp có thể phải chịu ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng: mất dữ liệu, mất khách hàng và cuối cùng dẫn đến mất khả năng hoạt động

Vì vậy mỗi doanh nghiệp nên có một kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa. Tính chi tiết và phức tạp của kế hoạch có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Những thảm họa cần đề phòng

Do không thể biết trước mối nguy nào sẽ xảy đến, nên doanh nghiệp cần phải chuẩn bị càng nhiều kịch bản ứng phó càng tốt. Một số khả năng có thể xảy ra là: sự cố thời tiết  như bão hoặc sóng thần, hoặc các thiên tai khác, bao gồm hỏa hoạn, lũ lụt và động đất; và các tình huống hình sự, chẳng hạn như một vụ nổ súng trong cửa hàng, đe dọa đánh bom, hoặc làm hỏng thiết bị hoặc dữ liệu.

Những nội dung quan trọng trong kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa

Dữ liệu

Doanh nghiệp cần đánh giá dữ liệu kinh doanh và quyết định xem đâu là những dữ liệu quan trọng nhất. Sau đó, doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng chúng được sao lưu thường xuyên. Nhiều công ty sao lưu dữ liệu của họ hàng ngày. 

Về mặt lí tưởng, thay vì sao lưu tự động vào ổ đĩa cục bộ, doanh nghiệp nên để bản sao lưu ở nơi khác, để trong trường hợp có điều gì đó xảy ra với cơ sở kinh doanh, thì bản sao lưu vẫn còn được bảo quản ở nơi an toàn.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn sao lưu dữ liệu thông qua các dịch vụ đám mây, để có thể dễ dàng truy cập vào chúng từ một vị khác trong trường hợp xảy ra thảm họa.

Liên lạc

Nếu xảy ra thảm họa, doanh nghiệp sẽ cần một cách để liên lạc với nhân viên và những người khác. Danh sách liên lạc bao gồm thông tin liên lạc thay thế của khách hàng, nhân iên và các bên quan trọng khác nên được lưu trữ ở một vị trí dễ truy cập, hoặc mỗi nhân viên nên giữ một danh sách riêng.

Ngoài ra, công ty cũng có thể lưu trữ một bản sao tại một công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ tài liệu an toàn trực tuyến, và tất cả nhân viên có thể giữ lại thông tin đăng nhập.

Nhân sự

Xác định các chức năng quan trọng phải hoạt động trong trường hợp khẩn cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho nhân viên. Một số ví dụ bao gồm: trả lời các cuộc gọi hoặc email, liên hệ với nhân viên để cho họ biết tình hình và những gì họ cần làm; và liên hệ với công ty bảo hiểm.

Bước cuối cùng là phân phối kế hoạch phục hồi kinh doanh sau thảm họa cho tất cả nhân viên cần biết về nó, sau đó lên lịch họp thường xuyên để nhắc lại nó và cập nhật khi cần thiết. 

Nhiều doanh nghiệp đánh giá lại kế hoạch của họ hàng quí hoặc hàng năm, cập nhật khi cần thiết và sau đó phân phối lại cho tất cả nhân viên với ghi chép  tóm tắt những thay đổi. 

(Theo study.com)

Giang

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.