|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Charter Party) là gì?

17:27 | 28/10/2019
Chia sẻ
Hợp đồng thuê tàu chuyến (tiếng Anh: Voyage Charter Party) là một văn bản, trong đó chủ tàu hay người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một cảng này để giao cho người nhận hàng tại một cảng khác, còn người thuê tàu cam kết trả cước phí.
(Above The Line - ATL) (1)

Hình minh họa

Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Charter Party)

Định nghĩa

Hợp đồng thuê tàu chuyến trong tiếng Anh là Voyage Charter Party

Hợp đồng thuê tàu chuyến là một văn bản, trong đó chủ tàu hay người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một cảng này để giao cho người nhận hàng tại một cảng khác, còn người thuê tàu cam kết trả cước phí theo mức hai bên đã thỏa thuận.

Hợp đồng thuê tàu chuyến được kí kết khi người đi thuê tàu có một khối lượng lớn hàng hóa phải chuyên chở như: dầu mỏ, than, quặng, ngũ cốc, xi măng, phân bón, sắt thép...

Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tàu chuyến

(1) Các bên của hợp đồng

Hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm: Chủ tàu (người chuyên chở) và người thuê tàu.

(2) Qui định về hàng hóa

- Khi thuê tàu chuyên chở một khối lượng hàng hóa nhất định thì hai bên phải qui định rõ tên hàng, loại bao bì, các đặc điểm của hàng hóa.

- Về số lượng có thể chở theo trọng lượng hoặc theo thể tích tùy đặc điểm của mặt hàng.

(3) Qui định về con tàu

- Tàu vận tải biển là phương tiện để vận chuyển hàng hóa nên điều khoản này người ta qui định cụ thể các đặc trưng cơ bản của con tàu mà hai bên thỏa thuận: tên tàu, quốc tịch tàu, chất lượng, động cơ, trọng tải, dung tích, mớn nước, vị trí tàu...

(4) Qui định về thời gian tàu đến cảng xếp hàng

- Thời gian tàu đến cảng xếp hàng là thời gian mà tàu phải có mặt tại cảng và sẵn sàng xếp hàng.

(5) Qui định về cảng bốc dỡ hàng

- Người vận chuyển có nghĩa vụ đưa tàu vận tải biển đến cảng nhận hàng  đúng thời điểm, địa điểm theo qui định của hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

- Người vận chuyển đưa tàu vận tải biển đến nơi bốc hàng do người thuê chỉ định. Hai bên tự thỏa thuận tên một hay vài cảng để xếp/dỡ hàng hóa, số lượng cảng xếp/dỡ hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến mức cước thuê tàu.

(6) Qui định về cước phí và thanh toán cước phí

- Cước phí thuê tàu chuyến do chủ tàu và người thuê tàu thương lượng và qui định rõ trong hợp đồng. Đây là điều khoản quan trọng trong hợp đồng thuê tàu chuyến. Mức cước là tiền cước tính cho mỗi đơn vị cước.

- Đơn vị cước là đơn vị trọng lượng (tấn) đối với hạng nặng hay thể tích (mét khối) đối với hàng cồng kềnh hay một đơn vị cước khác như: Standard (gỗ), Gallon (dầu mỏ), Bushels (lúa mì)...

(7) Qui định về chi phí bốc dỡ hàng

- Chi phí bốc, dỡ hàng hóa chiếm tỉ trọng khá lớn trong giá cước chuyên chở hàng hóa. Trong thuê tàu chuyến bao giờ cũng có điều khoản qui định về phân chia chi phí bốc dỡ hàng hóa giữa chủ tàu và người đi thuê tàu trong thực tế thường áp dụng nhiều công thức về phân chia chi phí bốc dỡ.

(8) Qui định về thời gian làm hàng, thưởng phạt xếp dỡ

- Là khoản thời gian do hai bên thỏa thuận dành cho người đi thuê tàu tiến hành công việc bốc dỡ hàng hóa lên tàu hoặc dỡ hàng hóa khỏi tàu "thời gian cho phép"

(9) Qui định về trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở

- Trong hợp đồng chuyên chở có qui định người chuyên chở có trách nhiệm đối với những hư hỏng, mất mát của hàng hóa.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông; Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tàu chuyến, Goldensealogistics)

Minh Lan

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.