|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hợp đồng điện tử (Electronic contract) là gì? Đặc điểm hợp đồng

19:31 | 22/10/2019
Chia sẻ
Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam qui định: "Hợp đồng điện tử (tiếng Anh: Electronic contract) là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo qui định của Luật này".
electronic-contract

Hình minh hoạ (Nguồn: thompsoncoburn)

Hợp đồng điện tử

Khái niệm

Hợp đồng điện tử trong tiếng Anh được gọi là Electronic contract hay E contract.

Luật Giao dịch điện tử 2005 của Việt Nam qui định: "Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo qui định của Luật này". 

"Thông điệp dữ liệu" cũng được qui định cụ thể là "thông tin được tạo ra, được gửi đi và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử".

Cũng theo đó, "phương tiện điện tử" được qui định là "phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kĩ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự".

Đặc điểm của hợp đồng điện tử

Do hợp đồng điện tử được hình thành qua các thông điệp dữ liệu và truyền gửi qua Internet và các mạng viễn thông nên hợp đồng điện tử có những đặc điểm chính sau đây:

Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu 

Đặc điểm nổi bật nhất của hợp đồng là hình thức thể hiện. Hợp đồng điện tử được tạo lập bởi các thông điệp dữ liệu, để hiển thị các nội dung của hợp đồng điện tử cần có các thiết bị điện tử ví dụ như máy tính, điện thoại di động… 

Hình thức của hợp đồng điện tử hoàn toàn khác với hình thức phổ biến nhất của hợp đồng truyền thống trên giấy. Chính đặc điểm này của hợp đồng tạo cảm giác hợp đồng điện tử là "ảo", không dễ dàng "cầm nắm" được một cách dễ dàng. 

Do các phương tiện điện tử tạo ra, truyền gửi và lưu trữ

Hợp đồng điện tử được giao kết thông qua các phương tiện điện tử nhờ sự tiến bộ của các công nghệ hiện đại như: công nghệ điện tử, công nghệ số, từ tính, quang học, mạng viễn thông không dây, mạng Internet… 

Việc sử dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông giúp việc giao kết hợp đồng thuận tiện, chính xác và nhanh hơn so với truyền thống. 

Đặc biệt, có những giao dịch điện tử mà hợp đồng điện tử được kết hoàn toàn tự động giữa một bên là khách hàng và một bên là doanh nghiệp được đại diện bởi website bán hàng tự động như trong các mô hình bán lẻ B2C.

Phạm vi kết rộng

Hợp đồng điện tử được kết thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, chính các yếu tố này mở rộng phạm vi giao kết hợp đồng điện tử ra khắp thế giới. 

Đặc biệt là việc sử dụng mạng Internet trong quá trình giao kết hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng có thể kết hợp đồng từ mọi nơi trên thế giới. 

Phức tạp về thuật

Bên cạnh sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí do sử dụng phương tiện điện tử và mạng viễn thông để kết hợp đồng. 

Chính những yếu tố này lại tạo ra một số khó khăn ban đầu cho việc sử dụng vì hợp đồng điện tử đòi hỏi người sử dụng cần có kiến thức và năng nhất định khi sử dụng các phương tiện điện tử. 

Luật điều chỉnh chưa hệ thống và chi tiết

Pháp luật truyền thống chưa đề cập đến các vấn đề như thông điệp dữ liệu, trao đổi dữ liệu điện tử, chữ điện tử, chứng thực chữ điện tử, phòng tránh và xử các hành vi gian lận, lừa đảo, giả mạo chữ điện tử… 

Chính vì hợp đồng điện tử là một lĩnh vực mới đối với cả các bên tham gia và các cơ quan quản nên chưa thể có một hệ thống hoàn chỉnh để giải quyết triệt để những vấn đề phát sinh. 

Lợi ích của hợp đồng điện tử

Sử dụng hợp đồng điện tử đem lại cho doanh nghiệp bốn lợi ích cơ bản

Thứ nhất, hợp đồng điện tử giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, đàm phán và kết hợp đồng. 

Thứ hai, sử dụng hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp giảm chi phí bán hàng.

Thứ ba, sử dụng hợp đồng điện tử giúp quá trình giao dịch, mua bán nhanh và chính xác hơn. 

Thứ tư, sử dụng hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. 

Hợp đồng điện tử không chỉ đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất mà còn đem lại nhiều lợi ích cho các công ty thương mại.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, 2009, Đại học Ngoại Thương)

Diệu Nhi