|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hội chứng kiệt sức vì công việc (Job Burnout) là gì? Dấu hiện cho thấy bạn đang mắc hội chứng này

10:45 | 24/06/2020
Chia sẻ
Hội chứng kiệt sức vì công việc (tiếng Anh: Job Burnout) là trạng thái mà một nhân viên cảm thấy kiệt sức về thể chất, tinh thần và cảm xúc do căng thẳng kéo dài, dẫn đến chán nản trong công việc.
Hội chứng kiệt sức vì công việc (Job Burnout) là gì? Biểu hiện cho thấy bạn đang mắc hội chứng này - Ảnh 1.

(Hình minh họa: CareerAddict).

Hội chứng kiệt sức vì công việc

Khái niệm

Hội chứng kiệt sức vì công việc trong tiếng Anh là Job burnout hoặc đơn giản là burnout.

Hội chứng kiệt sức vì công việc (hội chứng burnout) là trạng thái mà một nhân viên cảm thấy kiệt sức về thể chất, tinh thần và cảm xúc do căng thẳng kéo dài, dẫn đến chán nản trong công việc. 

Điều này có thể là do nhân viên cảm thấy mình có những kĩ năng hạn chế không thể đáp ứng được công việc, có trách nhiệm quá nặng nề với công việc hoặc đãi ngộ không xứng đáng cho những gì mình đã bỏ ra. 

Kiệt sức vì công việc có thể dẫn đến việc nhân viên làm việc kém hiệu quả và gây thất vọng, cũng như hành vi có thể khiến năng lượng tiêu cực lan truyền trong môi trường của tổ chức. Những điều này có thể cản trở hoạt động đang trôi chảy tại nơi làm việc. 

Hội chứng burnout là một hiện tượng liên quan đến căng thẳng do công việc. Đó là một trạng thái cạn kiệt hoàn toàn các nguồn lực về thể chất, cảm xúc và tinh thần do một cuộc chiến cực đoan và lâu dài để đạt được mục tiêu. Burnout tích tụ dần dần, biểu hiện trong các triệu chứng như cáu kỉnh, giảm năng suất, chán nản, kiệt sức, bức bối và oán giận.

Đặc điểm của hội chứng kiệt sức vì công việc

Các giai đoạn của hội chứng burnout

- Kiệt quệ cảm xúc: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình burnout.

- Giải thể nhân cách: Cảm giác mất kết nối hoặc tách rời với cơ thể, ý nghĩ, và cảm xúc của chính mình.

- Giảm thành tích cá nhân: Đặc trưng bởi sự suy giảm cảm giác về năng lực và thành công. 

Nguyên nhân gây ra hội chứng burnout

Tại nơi làm việc:

- Thiếu sự kiểm soát công việc

- Thiếu sự công nhận

- Sự mơ hồ trong mô tả về công việc

- Sự đơn điệu của công việc

- Không thể thấy kết quả cuối cùng của công việc

- Môi trường làm việc hỗn loạn hoặc áp lực cao. 

Trong cuộc sống:

- Quá tải công việc kèm theo có ít hoặc không có thời gian dành cho bản thân

- Quá nhiều kì vọng từ những người xung quanh

- Gánh quá nhiều trách nhiệm nhưng không có nhiều sự giúp đỡ

- Thiếu ngủ

- Thiếu cân bằng giữa cuộc sống và công việc. 

Triệu chứng của burnout

- Bỗng nhiên tỏ ra nóng nảy

- Thiếu động lực

- Lo lắng và hoảng loạn

- Phiền muộn.

Nên làm gì khi mắc hội chứng burnout?

Đối với nhân viên

- Giải quyết vấn đề bằng cách thông báo cho cấp trên biết về tình trạng này.

- Nghỉ phép: Dành thời gian nghỉ ngơi để thoát khỏi môi trường căng thẳng. Điều này giúp giải tỏa tâm trạng và có tác động tích cực đến cơ thể. 

Đối với nhà tuyển dụng

- Định rõ công việc phù hợp với từng nhân viên: Điều này giúp cho nhân viên hiểu được công việc mà họ dự kiến sẽ làm, để họ không cảm thấy quá tải hoặc thiếu việc để làm. 

- Luân chuyển công việc thường xuyên: Một công việc lặp đi lặp lại có thể dẫn dến sự nhàm chán, từ đó dẫn đến thiếu động lực và phiền muộn. Vì vậy, luân chuyển công việc có thể được sử dụng như một công cụ để khiến nhân viên gắn bó và quan tâm tới tổ chức hơn. 

- Khám và đánh giá sức khỏe định kì cho nhân viên (cả về mặt tinh thần lẫn thể chất).

(Theo MBASkool)

Ích Y